Đào tạo ít nhất 20.000 tiến sĩ trong vòng 10 năm tới

Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ và tăng sộ́ giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiếnsĩ đồng thời tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong cáctrường đại học, cao đẳng của cả nước.

Mục tiêu này được nêu ra trong Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ chocác trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 14.000 tỷ đồng, trong đó đào tạo toànphần ở nước ngoài chiếm khoảng 64%, đào tạo phối hợp chiếm khoảng 14%; đào tạotrong nước chiếm khoảng 20%; đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác ở trong nướcchiếm khoảng 2%.

Đề án đặt mục tiêu khoảng 10.000tiến sĩ ở được đào tạo ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Từ năm 2010 đến 2013, mỗi năm tuyển chọn từ 800-1.200 nghiên cứu sinh; từ năm2014 trở đi, bình quân mỗi năm tuyển chọn từ 1.300-1.500 nghiên cứu sinh đi đàotạo ở nước ngoài; đào tạo khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kếtđào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài.

Cùng với đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, Việt Nam sẽ đào tạo khoảng10.000 tiến sĩ ở trong nước. Từ 2010 đến 2015 mỗi năm tuyển chọn 1.200-1.500nghiên cứu sinh; từ năm 2016 bình quân mỗi năm tuyển chọn 1.500 nghiên cứu sinh.

Đối tượng tuyển chọn đào tạo tiến sĩ là giảng viên các trường đại học, cao đẳngtrong toàn quốc; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mớitốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lựcvà trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, cónguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sau khi được đàotạo, có độ tuổi không quá 45 tuổi.

Đặc biệt, giảng viên các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học trọngđiểm, các trường đại học xuất sắc sẽ được ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ.

Ba phương thức đào tạo gồm đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; đào tạo theohình thức phối hợp, một phần thời gian ở trong nước và một phần thời gian ở nướcngoài; đào tạo toàn thời gian ở trong nước, trong đó có thời gian thực tậpnghiên cứu ở nước ngoài.

Cũng theo đề án, các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, nôngnghiệp và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn sẽ được ưu tiên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục