Dạo quanh chợ hoa lớn nhất Thủ đô trước thềm Tết Tân Sửu 2021
Dù thời điểm nào trong năm cũng tập nập người mua kẻ bán nhưng chợ hoa Quảng An những ngày này nhộn nhịp hơn hẳn bởi có thêm sắc thắm của hàng ngàn gốc đào phục vụ dịp Tết.
Minh Sơn
Trước thềm Tết Nguyên đán hằng năm, chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) lại nhộn nhịp hơn những ngày bình thường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) được biết đến là chợ hoa lớn nhất tại Thủ đô với đa dạng về các loại hoa phục vụ người dân chơi hoa không chỉ dịp Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là một trong những chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi năm vào dịp cận Tết, chợ hoa thu hút tới hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan, mua sắm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi độ Tết đến xuân về, nơi đây lại trở thành chợ hoa đào vì đây là một trong những loài hoa đặc trưng của ngày Tết miền Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đi dọc đường Âu Cơ, du khách có thể dễ dàng nhận ra chợ hoa Quảng An từ xa bởi sắc hồng đặc trưng của hàng ngàn gốc đào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quảng An không chỉ là chợ hoa lớn nhất Hà Nội mà còn lớn nhất cả miền Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Càng gần Tết Nguyên đán, chợ hoa Quảng An lại càng nhộn nhịp, kẻ mua người bán tấp nập để mang chút không khí xuân về đến gia đình nhỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ hoa xuân của những ngày này không chỉ đông đúc người tới mua sắm, mà còn có rất nhiều người dân đi chơi ngắm hoa, chụp ảnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hoa đào nơi đây tập trung từ đủ các làng trồng hoa đào nổi tiếng Hà Nội như Nhật Tân, Phú Thượng,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh đó, chợ Quảng An cũng phân phối các loại hoa phổ biến như ly, hồng, lan, lay ơn, cúc... dịp cận Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân đi mua hoa chuẩn bị cho Tết còn nhiều người có thói quen đi chơi chợ mỗi khi Tết đến xuân về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chợ kém đông hơn bình thường nhưng du khách vẫn cảm nhận được sự nhộn nhịp, tấp nập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm nay nhà nước đã chính thức cấm bán đào rừng tự nhiên nên số lượng đào rừng đổ về chợ hoa này đã ít hơn hẳn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thay vào đó, nhiều tiểu thương đã chuyển sang bán tuyết mai hoặc hoa mơ, hoa mận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ hoa Tết được mở rộng ra bên ngoài đường, mặt đê đường Âu Cơ và chạy dài cả cây số. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các tiểu thương tại chợ cho biết, so với năm ngoái thị trường đào sôi động hơn nhiều, giá cũng cao hơn năm ngoái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá một cành đào nhỏ được bán từ 80 ngàn tới 100 ngàn đồng, các cành đào trung bình được bán từ 250 ngàn tới 300 ngàn đồng, còn đối với cành to sẽ từ 2 tới 4 triệu đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều tiểu thương khá phấn khởi và kỳ vọng vào một cái Tết ấm no khi đào năm nay đang được mùa và được cả giá. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài đào, các tiểu thương nơi đây cũng bán các loại quất cảnh, cây cảnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đào ở chợ hoa Quảng An cũng được phân phối ra khắp các vùng miền của Tổ quốc dịp Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tính đến hết tháng 11/2020, đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố Hà Nội và các tỉnh, hai tổ chức tín dụng đăng ký tham gia kế hoạch bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô dịp Tết.
Thành phố sẽ tổ chức 89 điểm chợ hoa Xuân trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ.
Chợ Hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" sẽ diễn ra từ ngày 27/1 (tức từ 15 tháng Chạp và kéo dài đến 30 Tết) tại bến Bình Đông (quận 8, TP.HCM) quy tụ khoảng trên 500 nhà vườn.
Thu nhập của hầu hết người dân đều giảm so với năm trước do COVID-19 nên các khoản chi tiêu cho sản phẩm không thiết yếu sẽ giảm đáng kể, sức mua các sản phẩm trang trí Tết sẽ yếu hơn năm ngoái.
Đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt-Tết Phố."