Nhân viên viện bảo tàng New Zealand Auckland Sean Higgins ngày 3/12 cho biết đảo ma ở Thái Bình Dương xuất hiện trên nhiều bản đồ thế giới trong ít nhất một thập kỷ qua là do nhầm lẫn, và sự nhầm lẫn này bắt đầu từ năm 1876.
Trước đó, các nhà khoa học Australia thuộc đội tìm kiếm Southern Surveyor vốn có nhiệm vụ xác định những vùng đất nổi ở châu Đại Dương do biến động địa chất, cũng khẳng định đảo ma xuất hiện trên Google Earth và một số bản đồ thế giới không hề tồn tại trên thực tế.
[Hòn đảo bí ấn trên Google Earth không hề tồn tại]
Tiến sỹ Maria Seton thuộc nhóm thám hiểm trên cho biết “Hòn đảo đó xuất hiện trên Google Earth và nhiều bản đồ khác. Vì thế chúng tôi muốn kiểm tra thực tế. Chúng tôi thấy bối rối vì không thấy đảo. Nếu nó không tồn tại, vì sao người ta đưa nó lên bản đồ?"
Ngày 3/12, trong một chương trình phát thanh trên ABC, các nhà khoa học địa lý New Zealand đã tiết lộ nguyên nhân vì sao có sự nhầm lẫn trên. Họ cho rằng đảo ma lần đầu tiên được đưa lên bản đồ thế giới là xuất phát từ Con tàu săn cá voi Velocity.
Trước đó, người ta cho rằng vào năm 1876, thủy thủ đoàn tàu Velocity từng lên hòn đảo trên cư ngụ vì họ phát hiện rằng tàu bè đi lại ở khu vực này gặp rất nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, sau đó họ đã lưu lại những cảnh báo nguy hiểm và vị trí của hòn đảo này lên bản đồ. Tuy nhiên, có lẽ họ đã xác định nhầm tọa độ.
Theo báo cáo, khi các nhà khoa học Australia đến đúng địa điểm này thì chỉ thấy mênh mông màu xanh ngọc của biển Coral. Các dụng cụ hàng hải ghi lại thời điểm đó con tàu thám hiểm của tiến sỹ Seton đang đứng ở vùng biển có độ sâu 1.400 mét và không hề có hòn đảo nào./.
Trước đó, các nhà khoa học Australia thuộc đội tìm kiếm Southern Surveyor vốn có nhiệm vụ xác định những vùng đất nổi ở châu Đại Dương do biến động địa chất, cũng khẳng định đảo ma xuất hiện trên Google Earth và một số bản đồ thế giới không hề tồn tại trên thực tế.
[Hòn đảo bí ấn trên Google Earth không hề tồn tại]
Tiến sỹ Maria Seton thuộc nhóm thám hiểm trên cho biết “Hòn đảo đó xuất hiện trên Google Earth và nhiều bản đồ khác. Vì thế chúng tôi muốn kiểm tra thực tế. Chúng tôi thấy bối rối vì không thấy đảo. Nếu nó không tồn tại, vì sao người ta đưa nó lên bản đồ?"
Ngày 3/12, trong một chương trình phát thanh trên ABC, các nhà khoa học địa lý New Zealand đã tiết lộ nguyên nhân vì sao có sự nhầm lẫn trên. Họ cho rằng đảo ma lần đầu tiên được đưa lên bản đồ thế giới là xuất phát từ Con tàu săn cá voi Velocity.
Trước đó, người ta cho rằng vào năm 1876, thủy thủ đoàn tàu Velocity từng lên hòn đảo trên cư ngụ vì họ phát hiện rằng tàu bè đi lại ở khu vực này gặp rất nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, sau đó họ đã lưu lại những cảnh báo nguy hiểm và vị trí của hòn đảo này lên bản đồ. Tuy nhiên, có lẽ họ đã xác định nhầm tọa độ.
Theo báo cáo, khi các nhà khoa học Australia đến đúng địa điểm này thì chỉ thấy mênh mông màu xanh ngọc của biển Coral. Các dụng cụ hàng hải ghi lại thời điểm đó con tàu thám hiểm của tiến sỹ Seton đang đứng ở vùng biển có độ sâu 1.400 mét và không hề có hòn đảo nào./.
Thạch Thảo (Vietnam+)