Người phát ngôn Sở lâm nghiệp Bali của Indonesia, Suratman cho biết hòn đảo du lịch nổi tiếng thế giới của đất nước “Vạn Đảo” này cũng đang đau đầu giải quyết tình trạng ô nhiễm do rác thải chất dẻo gây ra.
Theo ông Suratman, mặc dù rác thải tại các bãi biển thuộc các resort được thu nhặt thường xuyên để đảm bảo cảnh quan và môi trường cho du khách, song các vùng ven biển còn lại, nhất là các cánh rừng ngập mặn thuộc công viên rừng Ngurah Rai ở phía nam thủ phủ Denpasar của Bali, có diện tích 102 ha, đang phải chịu ô nhiễm nặng bởi hàng chục tấn rác thải từ chất dẻo khó tiêu hủy như túi nilon, chai nhựa, vỏ hộp đựng thức ăn hay đồ uống bằng kim loại.
Giám đốc Công viên Rừng Ngurah Rai, Irwan Abdullah, nói rằng số lượng nhân viên thu dọn rác và kinh phí cho công việc này có hạn, điều kiện làm việc khó khăn do sình lầy và rác kẹt vào rễ cây, nên mặc dù mỗi ngày thu dọn được tới 4 xe rác, song khu vực bảo tồn tự nhiên này vẫn ngập rác.
Chính quyền tỉnh đảo Bali đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân không vứt bỏ chất thải nhựa xuống sông hay biển, vì thủy triều cuối cùng cũng đánh dạt chúng vào bờ.
Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn để có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân địa phương./.
Theo ông Suratman, mặc dù rác thải tại các bãi biển thuộc các resort được thu nhặt thường xuyên để đảm bảo cảnh quan và môi trường cho du khách, song các vùng ven biển còn lại, nhất là các cánh rừng ngập mặn thuộc công viên rừng Ngurah Rai ở phía nam thủ phủ Denpasar của Bali, có diện tích 102 ha, đang phải chịu ô nhiễm nặng bởi hàng chục tấn rác thải từ chất dẻo khó tiêu hủy như túi nilon, chai nhựa, vỏ hộp đựng thức ăn hay đồ uống bằng kim loại.
Giám đốc Công viên Rừng Ngurah Rai, Irwan Abdullah, nói rằng số lượng nhân viên thu dọn rác và kinh phí cho công việc này có hạn, điều kiện làm việc khó khăn do sình lầy và rác kẹt vào rễ cây, nên mặc dù mỗi ngày thu dọn được tới 4 xe rác, song khu vực bảo tồn tự nhiên này vẫn ngập rác.
Chính quyền tỉnh đảo Bali đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân không vứt bỏ chất thải nhựa xuống sông hay biển, vì thủy triều cuối cùng cũng đánh dạt chúng vào bờ.
Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn để có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân địa phương./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)