Phillip Noyce, đạo diễn phim “Người Mỹ trầm lặng” đã cuộc giao lưu, trao đổi nghề nghiệp với những người làm phim, người yêu thích điện ảnh ở Hà Nội sáng 31/5.
Chia sẻ về các tiêu chí nghệ thuật đối với một bộ phim khi đưa ra rạp chiếu cũng như cơ quan thẩm định các tiêu chí nghệ thuật một bộ phim, Phillip Noyce cho rằng khán giả là người thẩm định chất lượng nội dung và nghệ thuật mỗi bộ phim. Ở Mỹ, điều này được coi là "luật bất thành văn."
Theo Phillip Noyce, nhà làm phim không tuân theo luật này thì tự mình giam mình trong "nhà tù" điện ảnh.
Đạo diễn Phillip Noyce cũng chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam về kỹ năng điều tra khán giả của những nhà làm phim Mỹ.
Ở Mỹ, trước khi quay chính thức một bộ phim, có rất nhiều nhà làm phim đã tổ chức quay thử và tổ chức cho khán giả đến xem góp ý.
Về vấn đề kịch bản điện ảnh, đạo diễn Phillip Noyce chia sẻ: Kịch bản phim có thể có từ nhiều năm trước nhưng phải đến khi phim đem ra rạp chiếu thì lúc đó kịch bản mới được coi là hoàn thành.
Phillip Noyce cho rằng những người tham gia làm một bộ phim được ví như các thành viên trong một rạp xiếc mà ở đó đạo diễn là ông chủ rạp. Người đạo diễn phải có tài tập hợp và huy động được khả năng của từng người.
Đạo diễn Phillip Noyce cũng chân tình trao đổi với những người làm phim Việt Nam về những ngón nghề trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật điện ảnh mới nhằm tăng hiệu quả nghệ thuật của phim, đặc biệt là để giảm chi phí sản xuất phim.
Phillip Noyce nhấn mạnh quan điểm của ông là công nghệ kỹ thuật cao cũng chỉ là phương tiện quan trọng giúp người làm phim giảm thiểu chi phí sản xuất một bộ phim, tạo hiệu quả vượt trội ở những trường đoạn phim mang tính ước lệ, hành động mạnh… Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ mới hoàn toàn không thể thay thế được giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản của bộ phim./.
Chia sẻ về các tiêu chí nghệ thuật đối với một bộ phim khi đưa ra rạp chiếu cũng như cơ quan thẩm định các tiêu chí nghệ thuật một bộ phim, Phillip Noyce cho rằng khán giả là người thẩm định chất lượng nội dung và nghệ thuật mỗi bộ phim. Ở Mỹ, điều này được coi là "luật bất thành văn."
Theo Phillip Noyce, nhà làm phim không tuân theo luật này thì tự mình giam mình trong "nhà tù" điện ảnh.
Đạo diễn Phillip Noyce cũng chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam về kỹ năng điều tra khán giả của những nhà làm phim Mỹ.
Ở Mỹ, trước khi quay chính thức một bộ phim, có rất nhiều nhà làm phim đã tổ chức quay thử và tổ chức cho khán giả đến xem góp ý.
Về vấn đề kịch bản điện ảnh, đạo diễn Phillip Noyce chia sẻ: Kịch bản phim có thể có từ nhiều năm trước nhưng phải đến khi phim đem ra rạp chiếu thì lúc đó kịch bản mới được coi là hoàn thành.
Phillip Noyce cho rằng những người tham gia làm một bộ phim được ví như các thành viên trong một rạp xiếc mà ở đó đạo diễn là ông chủ rạp. Người đạo diễn phải có tài tập hợp và huy động được khả năng của từng người.
Đạo diễn Phillip Noyce cũng chân tình trao đổi với những người làm phim Việt Nam về những ngón nghề trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật điện ảnh mới nhằm tăng hiệu quả nghệ thuật của phim, đặc biệt là để giảm chi phí sản xuất phim.
Phillip Noyce nhấn mạnh quan điểm của ông là công nghệ kỹ thuật cao cũng chỉ là phương tiện quan trọng giúp người làm phim giảm thiểu chi phí sản xuất một bộ phim, tạo hiệu quả vượt trội ở những trường đoạn phim mang tính ước lệ, hành động mạnh… Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ mới hoàn toàn không thể thay thế được giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản của bộ phim./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)