Đến 8 giờ 30 ngày 30/7, gió mạnh cấp 8 giật cấp 9, cấp 10 đã xuất hiện tại huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng). Nước biển chưa dâng cao và chưa có thiệt hại gì về người và tài sản ở huyện đảo trong cơn bão số 3.
Huyện Bạch Long Vỹ sẵn sàng lực lượng, phương tiện phòng, chống bão; chuẩn bị đầy đủ lượng lương thực, thực phẩm; dự trữ 7,5 tấn gạo, 650 thùng mỳ tôm và các loại thực phẩm thiết yếu khác.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão. Hiện toàn bộ số tàu đang hoạt động tại khu vực huyện đảo đã về nơi trú ẩn. Những nhà dân ở vùng xung yếu đã được chằng, chống cẩn thận; sơ tán hơn 10 hộ dân và các hộ kinh doanh ở khu vực đường dạo gần mép nước về nơi trú bão, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.
Huyện Cát Hải cũng đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương án 4 tại chỗ, các phương án sơ tán, di dân, nếu cần thiết phải cưỡng chế dân ở các lồng bè, tàu thuyền vào bờ. Thành phố Hải Phòng sẵn sàng điều động tàu cứu nạn của lực lượng Biên phòng để hỗ trợ việc sơ tán dân khi cần thiết.
Các tuyến đê, kè xung yếu, đặc biệt là đoạn đê, kè Hòa Quang - Gia Lộc dài hơn 3km tiếp giáp với biển thuộc địa bàn thị trấn Cát Hải bị sạt lở toàn bộ do ảnh hưởng của sóng nam hồi đầu tháng 7 đã được huyện tập trung gia cố. Đến thời điểm này, khoảng 1.300 tàu thuyền thuộc huyện và của các địa phương khác đã vào bờ trú bão; hơn 600 bè nuôi thủy sản trên các vịnh, vụng và bến ở các xã, thị trấn về nơi neo đậu an toàn.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 đang tiến nhanh vào đất liền, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động, khẩn trương ứng phó với cơn bão; huy động lực lượng xung kích, hộ đê, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn là 31.745 người. Các phương tiện, vật tư phục vụ phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn cũng đã chuẩn bị đầy đủ.
Cũng trong sáng 30/7, ghi nhận tại các Đồn biên phòng 84, 88 trong khi cơn bão số 3 sắp đổ bổ vào đất liền địa phận tỉnh Nam Định, vẫn còn trên 100 mủng, mảng nhỏ của ngư dân các xã ven biển vẫn bất chấp nguy hiểm, cố tỉnh ra khơi đánh bắt hải sản. Tại khu vực biển thuộc xã Giao Xuân (huyện Giao Thuỷ) còn trên 100 ngư dân và 122 lều ngao, vạng chưa trở về nơi an toàn.
Tỉnh Nam Định đang thực hiện khẩn cấp lệnh cưỡng chế đối với toàn bộ các phương tiện đánh bắt, các đối tượng cố tình đánh bắt, khai thác này. Theo đó, đến 10 giờ ngày 30/7, toàn bộ các phương tiện đánh bắt, ngư dân ở khu vực lều vạng sẽ buộc phải vào bờ, rời lều tránh bão.
Theo thường trực Phòng Tham mưu Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định, cùng thời gian đó, tỉnh thực hiện lệnh cấm biển; yêu cầu các đơn, trạm kiểm soát biên phòng không cho bất cứ một tàu, thuyền nào ra khơi; thiết lập và tổ chức hướng dẫn các phương tiện vệ nơi neo đậu an toàn tại các cống, khu vực cảng cá, cảng Hải Thịnh, âu neo đậu tàu thuyền Quất Lâm thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.
Để đảm bảo tối đa an toàn cho người, phương tiện, từ 29-30/7, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định thường xuyên xuống các huyện ven biển, khu vực đê, kè trọng điểm, các tuyến biên phòng kiểm tra, đốc thúc hoạt động phòng chống lụt bão.
Bộ đội biên phòng tỉnh bố trí thường trực 1 ca nô ST 1200 công suất 990 CV, 1 xuồng ST 750 công suất 240CV và 2 tầu cứu hộ tại của Ninh Cơ sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ. Hiện các đồn biên phòng và địa phương đã liên lạc được với tất cả các tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển. Lần ra khơi này, Nam Định có 2.373 tầu thuyền với khoảng 11.900 lao động, trong đó có 97 tàu với 220 ngư dân đã neo đậu tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Vũng Tàu./.
Huyện Bạch Long Vỹ sẵn sàng lực lượng, phương tiện phòng, chống bão; chuẩn bị đầy đủ lượng lương thực, thực phẩm; dự trữ 7,5 tấn gạo, 650 thùng mỳ tôm và các loại thực phẩm thiết yếu khác.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão. Hiện toàn bộ số tàu đang hoạt động tại khu vực huyện đảo đã về nơi trú ẩn. Những nhà dân ở vùng xung yếu đã được chằng, chống cẩn thận; sơ tán hơn 10 hộ dân và các hộ kinh doanh ở khu vực đường dạo gần mép nước về nơi trú bão, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.
Huyện Cát Hải cũng đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương án 4 tại chỗ, các phương án sơ tán, di dân, nếu cần thiết phải cưỡng chế dân ở các lồng bè, tàu thuyền vào bờ. Thành phố Hải Phòng sẵn sàng điều động tàu cứu nạn của lực lượng Biên phòng để hỗ trợ việc sơ tán dân khi cần thiết.
Các tuyến đê, kè xung yếu, đặc biệt là đoạn đê, kè Hòa Quang - Gia Lộc dài hơn 3km tiếp giáp với biển thuộc địa bàn thị trấn Cát Hải bị sạt lở toàn bộ do ảnh hưởng của sóng nam hồi đầu tháng 7 đã được huyện tập trung gia cố. Đến thời điểm này, khoảng 1.300 tàu thuyền thuộc huyện và của các địa phương khác đã vào bờ trú bão; hơn 600 bè nuôi thủy sản trên các vịnh, vụng và bến ở các xã, thị trấn về nơi neo đậu an toàn.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 đang tiến nhanh vào đất liền, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động, khẩn trương ứng phó với cơn bão; huy động lực lượng xung kích, hộ đê, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn là 31.745 người. Các phương tiện, vật tư phục vụ phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn cũng đã chuẩn bị đầy đủ.
Cũng trong sáng 30/7, ghi nhận tại các Đồn biên phòng 84, 88 trong khi cơn bão số 3 sắp đổ bổ vào đất liền địa phận tỉnh Nam Định, vẫn còn trên 100 mủng, mảng nhỏ của ngư dân các xã ven biển vẫn bất chấp nguy hiểm, cố tỉnh ra khơi đánh bắt hải sản. Tại khu vực biển thuộc xã Giao Xuân (huyện Giao Thuỷ) còn trên 100 ngư dân và 122 lều ngao, vạng chưa trở về nơi an toàn.
Tỉnh Nam Định đang thực hiện khẩn cấp lệnh cưỡng chế đối với toàn bộ các phương tiện đánh bắt, các đối tượng cố tình đánh bắt, khai thác này. Theo đó, đến 10 giờ ngày 30/7, toàn bộ các phương tiện đánh bắt, ngư dân ở khu vực lều vạng sẽ buộc phải vào bờ, rời lều tránh bão.
Theo thường trực Phòng Tham mưu Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định, cùng thời gian đó, tỉnh thực hiện lệnh cấm biển; yêu cầu các đơn, trạm kiểm soát biên phòng không cho bất cứ một tàu, thuyền nào ra khơi; thiết lập và tổ chức hướng dẫn các phương tiện vệ nơi neo đậu an toàn tại các cống, khu vực cảng cá, cảng Hải Thịnh, âu neo đậu tàu thuyền Quất Lâm thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.
Để đảm bảo tối đa an toàn cho người, phương tiện, từ 29-30/7, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định thường xuyên xuống các huyện ven biển, khu vực đê, kè trọng điểm, các tuyến biên phòng kiểm tra, đốc thúc hoạt động phòng chống lụt bão.
Bộ đội biên phòng tỉnh bố trí thường trực 1 ca nô ST 1200 công suất 990 CV, 1 xuồng ST 750 công suất 240CV và 2 tầu cứu hộ tại của Ninh Cơ sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ. Hiện các đồn biên phòng và địa phương đã liên lạc được với tất cả các tàu thuyền của tỉnh hoạt động trên biển. Lần ra khơi này, Nam Định có 2.373 tầu thuyền với khoảng 11.900 lao động, trong đó có 97 tàu với 220 ngư dân đã neo đậu tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Vũng Tàu./.
Đoàn Minh Huệ-Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)