Đánh thức “kho vàng” dược liệu Việt để chăm sóc sức khỏe

Việt Nam có tiềm năng với hơn 5.000 cây thuốc đã được công bố. Đây là một trong những nguồn tài nguyên dược liệu, thảo dược vô cùng phong phú.
Chăm sóc cây thảo dược tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống. (Ảnh: Minh Sơn/TTXVN)

Việt Nam là một trong 15 nước trên thế giới có trong bản đồ dược liệu bởi nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng với nhiều loại cây thuốc đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao cùng nền y học cổ truyền lâu đời.

Do vậy, câu chuyện chăm sóc cho sức khỏe của người tiêu dùng với những sản phẩm từ thảo dược được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên, không phụ gia tổng hợp, không chất bảo quản, với nhiều công dụng khác nhau dành cho sức khỏe đang được nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm và phát triển. Mới đây, Tập đoàn TH đã cho ra mắt bộ sản phẩm trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL - Tinh hoa thảo dược nghìn năm.

[TH ‘trình làng’ 4 loại trà thảo dược nâng cao sức khỏe con người]

Xung quanh vấn đề này, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Thị Hà, Trưởng Khoa Hóa phân tích-Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có những chia sẻ để mọi người cùng hiểu rõ hơn về những tiềm năng của dược liệu Việt Nam và việc ứng dụng các sản phẩm từ thảo dược trong chăm sóc sức khỏe.

Trà thảo dược: xu hướng tiêu dùng mới

- Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Phó Giáo sư có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?

Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà: Việt Nam có tiềm năng với hơn 5.000 cây thuốc đã được công bố. Đây là một trong những nguồn tài nguyên dược liệu, thảo dược vô cùng phong phú. So với thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học thực vật cao.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Thị Hà, Trưởng Khoa Hóa phân tích-Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu (Bộ Y tế).

Với tri thức bản địa của 54 dân tộc trên mảnh đất hình chữ S, chúng ta có thể khai thác, nâng cao giá trị của thảo dược, góp phần đưa ra những sản phẩm phục vụ trong nước và cả quốc tế. Tôi mong rằng, những sản phẩm từ dược liệu của chúng ta phải được chuẩn hóa từ quá trình gieo trồng, thu hái chế biến đến sản xuất, cung cấp sản phẩm; bảo đảm an toàn cao nhất để phục vụ nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay, trà thảo dược được làm từ những nguồn dược liệu đa dạng, phong phú đang là một xu hướng được nhiều người dân ưa chuộng.

- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu phòng bệnh sớm và chăm sóc sức khỏe đã trở thành một xu hướng không chỉ ở những người già mà còn cả trong giới trẻ. Việt Nam sở hữu một “kho vàng” về dược liệu có giá trị rất cao về y học và kinh tế, vậy theo Phó Giáo sư, với nguồn tài nguyên quý giá như vậy thì sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên của chúng ta có ưu điểm vượt trội gì?

Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh các chủng virus mới đe dọa đến sức khỏe của người dân toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Ươm và trồng cây tam thất Bắc tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống. (Ảnh: Minh Sơn/TTXVN)

Có một thực tế là với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự vào cuộc của các nhà khoa học trên thế giới, xu hướng con người quay lại với sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ngày càng phổ biến.

Tại Việt Nam, với việc Mẹ Thiên nhiên ưu đãi cho sự đa dạng sinh học như đã nói, nhiều doanh nghiệp - chẳng hạn như Tập đoàn TH - đã tham gia vào việc bảo tồn, nhân giống và khai thác thảo dược để cho ra đời những sản phẩm tốt, chất lượng cao. Những sản phẩm này với việc kiểm soát các khâu chặt chẽ từ quá trình nghiên cứu, trồng trọt tới áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế để làm ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và mang giá trị về chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Theo tôi, với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người dân thì tiêu chí an toàn, hiệu quả trong sử dụng là quan trọng nhất. Chẳng hạn như trà thảo dược thường được người tiêu dùng sử dụng lâu dài, bởi vậy tính an toàn từ khâu trồng trọt, thu hái, chế biến để tạo ra sản phẩm cuối cùng là rất quan trọng.

Bảo tồn nguồn gene thảo dược quý

- Theo Phó Giáo sư, những dược chất có trong các sản phẩm thảo dược khi được chế biến có còn mang lại giá trị cao cho người sử dụng?

Khu vực trồng cây dược liệu hà thủ ô đỏ. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà: Việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong chiết xuất, chế biến và đóng gói hiện nay của các doanh nghiệp như Tập đoàn TH, sẽ cho ra các sản phẩm có hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với thảo dược thô.

- Hiện nay, có ý kiến cho rằng tài nguyên thiên nhiên và rừng Việt Nam có nguy cơ bị cạn kiệt do người dân tàn phá, khai thác tận thu các cây thuốc quý để xuất khẩu thô với giá rẻ. Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và phát triển các sản phẩm thảo dược trong tương lai?

Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà: Vấn đề khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới rất quan tâm. Trong những năm qua, Việt Nam tăng cường quản lý, truyền thông tới người dân trong vấn đề khai thác bền vững để giữ nguồn gene thực vật đa dạng và đảm bảo môi trường.

Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học thực vật cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vì vậy, tôi cho rằng trong quá trình phát triển khai thác các nguồn dược liệu, cơ quan Nhà nước cùng với doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan cần luôn đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Xin bà chia sẻ một vài hướng đi Viện Dược liệu trong việc nghiên cứu để tiếp tục cho ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe?

Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà: Là đơn vị làm công tác nghiên cứu phát triển dược liệu ở Viện đầu ngành trực thuộc Bộ Y tế, chúng tôi sẽ hướng đến khai thác những nguồn gene ở từng địa phương cùng tri thức bản địa của người Việt Nam, bằng khoa học hiện đại chứng minh về tác dụng của các hoạt chất có trong nguồn gene của cây thuốc bản địa.

Trà thảo dược được làm từ những nguồn dược liệu đa dạng, phong phú đang là một xu hướng được nhiều người dân ưa chuộng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chúng tôi cũng đồng hành với những nghiên cứu khoa học cơ bản, cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc tiếp quản đối với những doanh nghiệp, chẳng hạn như Tập đoàn TH… để các doanh nghiệp tiếp cận được những nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đưa các sản phẩm ra thị trường phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam trước tiên, sau đó hướng tới xuất khẩu.

- Xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Đỗ Thị Hà!./

Ngày 26/9, Tập đoàn TH đã chính thức “trình làng” các sản phẩm: Trà thảo dược TH true HERBAL Giảo cổ lam-Linh chi; Trà thảo dược TH true HERBAL Lạc tiên-Tâm sen; Trà thảo dược TH true HERBAL Tía tô-Gừng; Trà thảo dược TH true HERBAL Nhân trần-Cúc hoa.

Các loại trà thảo dược túi lọc TH true HERBAL sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước được thu hái tự nhiên và trồng tại các vùng đệm của các khu rừng thuộc vùng dược liệu nổi tiếng ở Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An).

Đây là những sản phẩm tiếp nối câu chuyện thật của Tập đoàn TH với những giá trị "thật" chăm sóc cho sức khỏe của người tiêu dùng; tiếp tục thể hiện bản lĩnh kiên định của TH trên con đường vì sức khỏe cộng đồng, được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên, không phụ gia tổng hợp, không chất bảo quản.

Với nhiều công dụng khác nhau dành cho sức khỏe, hương vị hài hòa dễ uống, sản phẩm được sử dụng an toàn cho gia đình (không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi) và có thể dùng được tại hầu hết các thời điểm trong ngày.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục