Sau nhiều lần bị hoãn, sáng 14/6, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ người làm thuê “Rẫy ông Thành 507”, buôn H’Drát, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột - cũng là nơi xảy ra vụ chó bécgiê cắn chết bà Phạm Thị Ngắn làm xôn xao dư luận - đánh hai anh Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Thọ gây thương tích.
Đây là vụ án được dư luận ở tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã hủy bản án sơ thẩm và giao Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột điều tra lại vụ án.
Theo bản án sơ thẩm do Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tuyên ngày 29/12/2009, khoảng 19 giờ ngày 22/3/2009, anh Nguyễn Huy Hoàng và anh Nguyễn Văn Thọ đi xe máy từ nhà ông Trần Quang Đảng tại xã Ea Kao về thị trấn Ea T’linh (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông).
Do trời tối nên chạy nhầm đường vào khu trang trại của ông Phạm Ngọc Thành. Trong trang trại lúc đó có một nhóm người làm công cho ông Thành gồm Phan Văn Tuất, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Trường Thi, Nguyễn Quang Sơn, Lê Văn Xuân và Lê Phú Thắng đang ngồi ăn cơm, uống rượu tại khu nhà tập thể của trang trại.
Thấy ánh đèn xe máy đi vào, Nguyễn Trường Thi và Nguyễn Trung Dũng chạy ra, Dũng dùng tay nắm lấy yên xe máy do anh Hoàng điều khiển, anh Hoàng rồ ga xe bỏ chạy làm Dũng bị ngã trầy xước chân.
Tuất thấy vậy liền phân công cho Thi và Nguyễn Quang Sơn chạy xe máy đi tìm bắt anh Hoàng và anh Thọ về khu tập thể đánh, còn các bị cáo khác cùng Nguyễn Đình Sơn đi khóa cổng rẫy và cầm hung khí chặn các ngã đường không cho anh Hoàng và anh Thọ có cơ hội chạy thoát ra ngoài.
Sau một hồi lùng sục, Nguyễn Quang Sơn và Thi tìm thấy anh Hoàng và anh Thọ, bọn chúng đưa 2 anh về khu tập thể, sau đó Sơn chạy xe máy đi thông báo cho các đối tượng còn lại biết đã bắt được anh Hoàng và anh Thọ.
Khi nhóm người này về đến khu tập thể của rẫy, Nguyễn Đình Sơn cầm 2 cục đá giơ lên trước mặt anh Hoàng nói “sao mày kéo cháu tao?”, liền sau đó Dũng dùng cây keo dài khoảng 1m bổ vào đầu anh Thọ 1 nhát làm cây keo bị gãy.
Dũng tiếp tục dùng cây tuýp sắt đánh vào đầu làm anh Thọ gục xuống. Chưa đã, Dũng quay sang dùng cây và ghế inox đánh vào đầu, lưng anh Hoàng; Thi xông vào dùng tay đánh vào mặt anh Hoàng; các đối tượng Nguyễn Quang Sơn, Thắng, Xuân cùng xông vào dùng cây đánh vào đầu và lưng anh Hoàng. Lúc này, Nguyễn Đình Sơn mới vào can ngăn không cho đồng bọn đánh anh Hoàng nữa. Sau đó, Thi dùng xe máy của anh Hoàng chở anh Hoàng và anh Thọ bỏ ra ngoài đường lộ rồi đi về.
Anh Hoàng và anh Thọ sau đó được người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị bất tỉnh. Ngày 25.3.2009, Hội đồng giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận, anh Nguyễn Huy Hoàng bị đa chấn thương phần mềm, suy nhược sau chấn thương. Tỷ lệ thương tích 10%.
Ngày 28/4/2009, Hội đồng giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận, anh Nguyễn Văn Thọ bi vết thương đỉnh phải, nứt sọ phức tạp nhiều đường, tụ máu nội sọ và dập hoại tử não bán cầu trái, liệt mặt và ½ người phải, tỷ lệ thương tích 65%.
Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt 6 bị cáo: Nguyễn Trường Thi 7 năm tù; Nguyễn Trung Dũng 7 năm tù; Phan Văn Tuất 6 năm 6 tháng tù; Lê Văn Xuân 6 năm tù; Lê Phú Thắng 6 năm tù; Nguyễn Quang Sơn 5 năm tù. Đồng thời, các bị cáo phải bồi thường cho anh Nguyễn Văn Thọ 144,2 triệu đồng; bồi thường cho anh Nguyễn Huy Hoàng 3,5 triệu đồng.
Riêng đối với Nguyễn Đình Sơn (người bị tố cáo đã thả chó cắn chết bà Phạm Thi Ngắn) tòa cho rằng, mặc dù có hành vi cầm hung khí truy bắt các bị hại, sau đó Sơn là người đầu tiên cầm 2 cục đá 4x6 đưa lên trước mặt anh Hoàng để hù dọa. Hành vi của Sơn tạo điều kiện về mặt tâm lý để các đối tượng khác thực hiện hành vi pham tội.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không khởi tố, truy tố nên theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử không có căn cứ xem xét. Các bị cáo này sau đó đã làm đơn kháng cáo xin giảm án phạt, giảm tiền bồi thường cho anh Hoàng và anh Thọ.
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 14/6, Nguyễn Đình Sơn và đại diện chủ rẫy - nơi xảy ra vụ án đều vắng mặt. Anh Nguyễn Văn Thọ đang nằm điều trị ở quê nên cũng vắng mặt và ủy quyền cho Nguyễn Huy Hoàng. Hội đồng xét xử cũng cho rằng bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột còn nhiều thiếu sót.
Anh Nguyễn Huy Hoàng cho biết, khi anh gặp Thi và Dũng, Dũng đã đánh anh vào gáy nhưng trong biên bản ghi lời khai anh Nguyễn Văn Thọ của Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Buôn Ma Thuột vào ngày 27/4/2009 thì anh Thọ nói rằng Dũng không đánh anh.
Trong khi theo anh Hoàng, tại thời điểm đó anh Thọ chưa nói được thì không thể khai được như vậy. Nhưng không hiểu sao tình tiết cùng lời khai này của anh Hoàng không có trong bản kết luận điều tra.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử kết luận, bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột còn nhiều thiếu sót như chưa làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Đình Sơn; chưa làm rõ hiện trường; lời khai của người bị hại và bị cáo còn nhiều mâu thuẫn; chưa xác định được mức độ côn đồ của các bị cáo; chưa phân rõ trách nhiệm đối với từng bị cáo…nên tuyên hủy án sơ thẩm để thực hiện điều tra lại vụ án./.
Đây là vụ án được dư luận ở tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã hủy bản án sơ thẩm và giao Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột điều tra lại vụ án.
Theo bản án sơ thẩm do Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tuyên ngày 29/12/2009, khoảng 19 giờ ngày 22/3/2009, anh Nguyễn Huy Hoàng và anh Nguyễn Văn Thọ đi xe máy từ nhà ông Trần Quang Đảng tại xã Ea Kao về thị trấn Ea T’linh (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông).
Do trời tối nên chạy nhầm đường vào khu trang trại của ông Phạm Ngọc Thành. Trong trang trại lúc đó có một nhóm người làm công cho ông Thành gồm Phan Văn Tuất, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Trường Thi, Nguyễn Quang Sơn, Lê Văn Xuân và Lê Phú Thắng đang ngồi ăn cơm, uống rượu tại khu nhà tập thể của trang trại.
Thấy ánh đèn xe máy đi vào, Nguyễn Trường Thi và Nguyễn Trung Dũng chạy ra, Dũng dùng tay nắm lấy yên xe máy do anh Hoàng điều khiển, anh Hoàng rồ ga xe bỏ chạy làm Dũng bị ngã trầy xước chân.
Tuất thấy vậy liền phân công cho Thi và Nguyễn Quang Sơn chạy xe máy đi tìm bắt anh Hoàng và anh Thọ về khu tập thể đánh, còn các bị cáo khác cùng Nguyễn Đình Sơn đi khóa cổng rẫy và cầm hung khí chặn các ngã đường không cho anh Hoàng và anh Thọ có cơ hội chạy thoát ra ngoài.
Sau một hồi lùng sục, Nguyễn Quang Sơn và Thi tìm thấy anh Hoàng và anh Thọ, bọn chúng đưa 2 anh về khu tập thể, sau đó Sơn chạy xe máy đi thông báo cho các đối tượng còn lại biết đã bắt được anh Hoàng và anh Thọ.
Khi nhóm người này về đến khu tập thể của rẫy, Nguyễn Đình Sơn cầm 2 cục đá giơ lên trước mặt anh Hoàng nói “sao mày kéo cháu tao?”, liền sau đó Dũng dùng cây keo dài khoảng 1m bổ vào đầu anh Thọ 1 nhát làm cây keo bị gãy.
Dũng tiếp tục dùng cây tuýp sắt đánh vào đầu làm anh Thọ gục xuống. Chưa đã, Dũng quay sang dùng cây và ghế inox đánh vào đầu, lưng anh Hoàng; Thi xông vào dùng tay đánh vào mặt anh Hoàng; các đối tượng Nguyễn Quang Sơn, Thắng, Xuân cùng xông vào dùng cây đánh vào đầu và lưng anh Hoàng. Lúc này, Nguyễn Đình Sơn mới vào can ngăn không cho đồng bọn đánh anh Hoàng nữa. Sau đó, Thi dùng xe máy của anh Hoàng chở anh Hoàng và anh Thọ bỏ ra ngoài đường lộ rồi đi về.
Anh Hoàng và anh Thọ sau đó được người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị bất tỉnh. Ngày 25.3.2009, Hội đồng giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận, anh Nguyễn Huy Hoàng bị đa chấn thương phần mềm, suy nhược sau chấn thương. Tỷ lệ thương tích 10%.
Ngày 28/4/2009, Hội đồng giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận, anh Nguyễn Văn Thọ bi vết thương đỉnh phải, nứt sọ phức tạp nhiều đường, tụ máu nội sọ và dập hoại tử não bán cầu trái, liệt mặt và ½ người phải, tỷ lệ thương tích 65%.
Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt 6 bị cáo: Nguyễn Trường Thi 7 năm tù; Nguyễn Trung Dũng 7 năm tù; Phan Văn Tuất 6 năm 6 tháng tù; Lê Văn Xuân 6 năm tù; Lê Phú Thắng 6 năm tù; Nguyễn Quang Sơn 5 năm tù. Đồng thời, các bị cáo phải bồi thường cho anh Nguyễn Văn Thọ 144,2 triệu đồng; bồi thường cho anh Nguyễn Huy Hoàng 3,5 triệu đồng.
Riêng đối với Nguyễn Đình Sơn (người bị tố cáo đã thả chó cắn chết bà Phạm Thi Ngắn) tòa cho rằng, mặc dù có hành vi cầm hung khí truy bắt các bị hại, sau đó Sơn là người đầu tiên cầm 2 cục đá 4x6 đưa lên trước mặt anh Hoàng để hù dọa. Hành vi của Sơn tạo điều kiện về mặt tâm lý để các đối tượng khác thực hiện hành vi pham tội.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không khởi tố, truy tố nên theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử không có căn cứ xem xét. Các bị cáo này sau đó đã làm đơn kháng cáo xin giảm án phạt, giảm tiền bồi thường cho anh Hoàng và anh Thọ.
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 14/6, Nguyễn Đình Sơn và đại diện chủ rẫy - nơi xảy ra vụ án đều vắng mặt. Anh Nguyễn Văn Thọ đang nằm điều trị ở quê nên cũng vắng mặt và ủy quyền cho Nguyễn Huy Hoàng. Hội đồng xét xử cũng cho rằng bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột còn nhiều thiếu sót.
Anh Nguyễn Huy Hoàng cho biết, khi anh gặp Thi và Dũng, Dũng đã đánh anh vào gáy nhưng trong biên bản ghi lời khai anh Nguyễn Văn Thọ của Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Buôn Ma Thuột vào ngày 27/4/2009 thì anh Thọ nói rằng Dũng không đánh anh.
Trong khi theo anh Hoàng, tại thời điểm đó anh Thọ chưa nói được thì không thể khai được như vậy. Nhưng không hiểu sao tình tiết cùng lời khai này của anh Hoàng không có trong bản kết luận điều tra.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử kết luận, bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột còn nhiều thiếu sót như chưa làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Đình Sơn; chưa làm rõ hiện trường; lời khai của người bị hại và bị cáo còn nhiều mâu thuẫn; chưa xác định được mức độ côn đồ của các bị cáo; chưa phân rõ trách nhiệm đối với từng bị cáo…nên tuyên hủy án sơ thẩm để thực hiện điều tra lại vụ án./.
V.Dũng (Vietnam+)