Hội thảo quốc tế "Đánh giá hiện trạng và cải tiến chương trình đào tạo tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam" diễn ra ngày 9/10, tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có đại diện của Đại sứ quán các nước Tây Ban Nha, Cuba, Argentina, Mexico cùng đại diện một số trường đại học như Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức quốc tế.
Hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, các thầy cô giáo có cơ hội đánh giá một cách tổng thể tình hình giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Tây Ban Nha tại Việt Nam; đặc biệt là trao đổi, thảo luận về chương trình đào tạo tiếng Tây Ban Nha nhằm thống nhất ý kiến và hoàn thiện chương trình giảng dạy.
Tại hội thảo, nhiều tham luận nêu ra những khó khăn của việc dạy và học tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam cũng như một số giải pháp cải tiến chương trình đào tạo như giảng dạy tiếng Tây Ban Nha tại Đại học Hà Nội: hiện trạng và khó khăn; tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha và cách xử lý trên lớp; áp dụng phương pháp giảng dạy giao tiếp ở Việt Nam...
Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng lao động biết tiếng Tây Ban Nha đang ngày một tăng nhưng số cơ sở đào tạo ngôn ngữ này một cách chính quy không nhiều. Tại Hà Nội mới chỉ có Khoa Tây Ban Nha thuộc Đại học Hà Nội và cũng mới thành lập được 7 năm với 4 khóa sinh viên ra trường.
Khó khăn lớn nhất của các cơ sở đào tạo tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam hiện nay là giáo viên và giáo trình. Giáo viên tiếng Tây Ban Nha đa phần là giáo viên trẻ, tuy đã được đào tạo tại nước ngoài nhưng kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, số lượng giáo viên cũng hạn chế và phải liên kết với một số đại sứ quán để mời cán bộ tham gia giảng dạy một số tiết.
Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy cũng đang trong quá trình hoàn thiện và cải tiến do đây là ngôn ngữ mới được giảng dạy ở cấp đại học.
Do được sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, hiện nay giáo trình đã phong phú hơn trước nhưng sách đa phần vẫn chỉ hướng dẫn về ngữ pháp, không nhiều bài tập thực hành. Số lượng bài thực hành ít và thiếu những ví dụ áp dụng trong thực tế, đa phần chỉ thiên về áp dụng trong ngữ cảnh.
Thêm vào đó, tiếng Tây Ban Nha lại chưa phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp khiến số lượng sinh viên đăng ký thi cũng không cao, nhiều sinh viên lựa chọn do ba mẹ ép buộc, không có hứng thú học dẫn đến việc tiếp thu bài giảng hạn chế...
Một số đề xuất cải tiến chương trình giảng dạy đã được nêu ra tại hội thảo như giáo viên phải tổ chức các hoạt động, không chỉ trong không gian lớp học mà phải mở rộng ra bên ngoài như các hoạt động giao lưu, dã ngoại, xem phim Tây Ban Nha; chú trọng tới phương pháp giảng dạy bằng giao tiếp song song với phương pháp thông thường như tạo ra các môi trường tiếng trong lớp như yêu cầu sinh viên phải sử dụng tiếng Tây Ban Nha trong lớp./.
Tham dự hội thảo có đại diện của Đại sứ quán các nước Tây Ban Nha, Cuba, Argentina, Mexico cùng đại diện một số trường đại học như Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức quốc tế.
Hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, các thầy cô giáo có cơ hội đánh giá một cách tổng thể tình hình giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Tây Ban Nha tại Việt Nam; đặc biệt là trao đổi, thảo luận về chương trình đào tạo tiếng Tây Ban Nha nhằm thống nhất ý kiến và hoàn thiện chương trình giảng dạy.
Tại hội thảo, nhiều tham luận nêu ra những khó khăn của việc dạy và học tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam cũng như một số giải pháp cải tiến chương trình đào tạo như giảng dạy tiếng Tây Ban Nha tại Đại học Hà Nội: hiện trạng và khó khăn; tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha và cách xử lý trên lớp; áp dụng phương pháp giảng dạy giao tiếp ở Việt Nam...
Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng lao động biết tiếng Tây Ban Nha đang ngày một tăng nhưng số cơ sở đào tạo ngôn ngữ này một cách chính quy không nhiều. Tại Hà Nội mới chỉ có Khoa Tây Ban Nha thuộc Đại học Hà Nội và cũng mới thành lập được 7 năm với 4 khóa sinh viên ra trường.
Khó khăn lớn nhất của các cơ sở đào tạo tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam hiện nay là giáo viên và giáo trình. Giáo viên tiếng Tây Ban Nha đa phần là giáo viên trẻ, tuy đã được đào tạo tại nước ngoài nhưng kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, số lượng giáo viên cũng hạn chế và phải liên kết với một số đại sứ quán để mời cán bộ tham gia giảng dạy một số tiết.
Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy cũng đang trong quá trình hoàn thiện và cải tiến do đây là ngôn ngữ mới được giảng dạy ở cấp đại học.
Do được sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, hiện nay giáo trình đã phong phú hơn trước nhưng sách đa phần vẫn chỉ hướng dẫn về ngữ pháp, không nhiều bài tập thực hành. Số lượng bài thực hành ít và thiếu những ví dụ áp dụng trong thực tế, đa phần chỉ thiên về áp dụng trong ngữ cảnh.
Thêm vào đó, tiếng Tây Ban Nha lại chưa phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp khiến số lượng sinh viên đăng ký thi cũng không cao, nhiều sinh viên lựa chọn do ba mẹ ép buộc, không có hứng thú học dẫn đến việc tiếp thu bài giảng hạn chế...
Một số đề xuất cải tiến chương trình giảng dạy đã được nêu ra tại hội thảo như giáo viên phải tổ chức các hoạt động, không chỉ trong không gian lớp học mà phải mở rộng ra bên ngoài như các hoạt động giao lưu, dã ngoại, xem phim Tây Ban Nha; chú trọng tới phương pháp giảng dạy bằng giao tiếp song song với phương pháp thông thường như tạo ra các môi trường tiếng trong lớp như yêu cầu sinh viên phải sử dụng tiếng Tây Ban Nha trong lớp./.
(TTXVN/Vietnam+)