Với mục đích hạn chế và kiểm soát người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông, Tháng An toàn giao thông năm nay với chủ đề “Phòng chống rượu bia với người điều khiển phương tiện” sẽ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tập huấn tăng cường năng lực và trang bị máy đo nồng độ cồn cho lực lượng cảnh sát giao thông; đặc biệt, các chiến dịch cưỡng chế xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nồng độ cồn…
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, tại sao Tháng An toàn giao thông năm nay lại lựa chọn chủ đề là phòng chống rượu bia với người điều khiển phương tiện?
Ông Thân Văn Thanh: Thứ nhất, theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay có khoảng 11% tử vong vì tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, và khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
Thứ hai, đây là hoạt động hưởng ứng Thập kỷ hành động toàn cầu vì an toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp Quốc phát động. Trên phạm vi toàn cầu, thập kỷ này tập trung vào hai công việc chính bao gồm: Chống lạm dụng rượu bia trong hoạt động giao thông đường bộ và quản lý tốc độ lưu thông phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.
- Trong luật có quy định liều lượng và nồng độ cồn nhất định, theo ông luật có cần thay đổi để siết chặt việc quản lý uống rượu bia?
Ông Thân Văn Thanh: Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã có nhiều thay đổi. Đối với người điều khiển ô tô trong luật năm 2008 là không được uống rượu bia, còn về người điều khiển xe hai bánh thì nồng độ nó cũng được quy định thấp hơn rất nhiều những quy định trước đó.
Nguyên nhân là do số lượng người điều khiển xe mô tô, gắn máy ở nước ta còn nhiều. Bên cạnh đó, uống rượu bia là một tập quán, nhiều khi làm một nét văn hóa của người Việt. Vì vậy, chúng ta cũng cần có lộ trình để từng bước để nâng cao ý thức tự giác của người điều khiển mô tô, xe gắn máy.
- Tại sao Luật không hạn chế ngay từ các quán nhậu, rượu bia?
Ông Thân Văn Thanh: Các quán là hoạt động thương mại, kinh doanh thì cái đó là luật khác quản lý, đấy là luật kinh doanh thương mại.
Kinh nghiệm của nhiều nước là phải khơi dậy tính tự giác của người dân, không thể ngăn chặn, dùng biện pháp hành chính để cấm được.
- Tại nước ngoài, có hình thức phạt cả người sử dụng và người cung cấp rượu bia. Vậy tại Việt Nam có nên làm thế?
Ông Thân Văn Thanh: Trình độ tự giác chấp hành pháp luật của công dân nước ngoài với công dân nước ta rất khác nhau, nếu chúng ta tự giác chấp hành luật giao thông thì tai nạn và số người chết sẽ không nhiều thế này. Nó phụ thuộc rất nhiều tính tự giác của công dân, không thể sao chép, chụp nguyên bản của nước khác được.
- Hiện nay, vi phạm giao thông vẫn còn nhiều, thậm chí chống người thi hành công vụ cũng gia tăng. Ông suy nghĩ gì về tình trạng này?
Ông Thân Văn Thanh: Tuyên truyền phổ biến pháp luật không chỉ trong một tháng, một năm, kinh nghiệm của các nước cho thấy nó là cả một thế hệ, vài chục năm.
Kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển không cớ gì người Việt Nam ý thức xã hội kém. Hiện nay, tính tùy tiện trong giao thông còn rất phổ biến.
Ví dụ, đường đi xe máy phải đi bên phải, có làn riêng. Nhưng nhiều người không đi trong làn xe máy rộng rãi lại cứ đi vào làn ô tô, thậm chí tạt trước đầu ô tô, đấy là nguy hiểm cho chính mình.
- Theo ông, cái sự tùy tiện đấy chính là cái văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt Nam hiện nay?
Ông Thân Văn Thanh: Đúng. Thực tế có rất nhiều tình trạng tùy tiện không tuân theo pháp luật, khi bị xử lý thì tìm cách chống đối, nhưng chống đối tập trung nhiều vào lứa tuổi thanh niên.
Tuy nhiên, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những việc làm rất tốt, cụ thể, theo số liệu báo cáo, trong hai tuần qua đã có 100 đối tượng bị bắt vì hành vi chống người thi hành công vụ.
- Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn giao thông tại Việt Nam đang có nguy cơ gia tăng, ông nghĩ gì về đánh giá này?
Ông Thân Văn Thanh: Đánh giá này là không đúng vì hiện nay thế giới có hai cách tính. Thứ nhất là số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ, nước ta hiện nay ở mức thấp.
Chỉ tiêu thứ hai là số người tử vong do tai nạn giao thông trên 100.000 dân, Việt Nam hiện nay là 13 người/100.000 dân, trung bình của thế giới là 18 người, khu vực cao là 190 đến 200 người/100.000 dân, khu vực châu Âu là 2 người/4 người.
So sánh trong khu vực, chúng ta thấp hơn Thái Lan, Indonexia, Malayxia…
Thực tế, hậu quả do tai nạn giao thông xảy ra tại Việt Nam ngày càng nặng. Vào năm 1995, cứ 2,8 vụ tai nạn mới làm tử vong 1 người thì đến năm 2010 chỉ với 1,2 vụ tai nạn giao thông đã làm tử vong 1 người.
Theo tôi, chính xác phải nói rằng, mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông ngày càng tăng, còn nhận định tai nạn giao thông ở Việt Nam cao và gia tăng thì chưa đúng.
- Quy định mức xử phạt hiện nay như thế nào, vì ý thức của người tham gia giao thông hiện nay còn “nhờn” luật. Theo ông, mức xử phạt hiện nay đã hợp lý và đủ sức răn đe chưa?
Ông Thân Văn Thanh: Nguyên tắc quy định mức xử phạt phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của người dân. Mức xử phạt quy định tại Nghị định 34 hiện nay với thành phố là tương đối thấp, còn với vùng sâu vùng xa, bà con nông thôn đã là cao.
Tuy nhiên,không thể có mức xử phạt ở đô thị cao, còn nông thôn lại thấp vì Hiến pháp nước ta đã quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Vì thế, khi Thủ tướng đồng ý cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm xử phạt cao hơn trong 3 năm để đánh giá báo cáo Chính phủ, Quốc hội cho phạm vi mở rộng hơn hay không. Chứ không thể ở Hà Nội thì phạt nặng còn miền núi thì nhẹ.
Nhưng hiện nay, ở các đô thị lớn đó, mức xử phạt giao thông quá thấp chỉ với 100.000- 200.000 đồng xử phạt chưa là gì. Với bà con nông thôn, miền núi đã là rất cao, kiếm được 50.000 đồng là rất khó.
- Vậy sau một năm áp dụng mức xử phạt cao hơn, ông đánh giá thế nào về mức độ tác động, các đô thị lớn có nên tăng lên nữa không?
Ông Thân Văn Thanh: Theo tôi, bước đầu đã có mức độ tác động nhất định. Còn đối với các đô thị nói chung là còn tăng được, vì thu nhập dân đô thị cao.
- Lộ trình hành động vì an toàn giao thông của nước ta trong thời gian tới sẽ như thế nào để thực hiện Thập kỷ An toàn giao thông?
Ông Thân Văn Thanh: Chính phủ quy định, sang năm sẽ là năm trọng điểm về xử lý an toàn giao thông. Theo đó, hành động vì an toàn giao thông sẽ thực hiện trong cả năm chứ không phải một tháng như hiện nay.
Tới đây Ủy ban sẽ kiệm toàn lại, sau đấy sẽ họp chuyên đề để xác định mục tiêu, việc cần làm.
Riêng vấn đề rượu bia, đi xe gắn máy, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, trẻ em sẽ là chủ đề tập trung.
- Xin cảm ơn ông./.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, tại sao Tháng An toàn giao thông năm nay lại lựa chọn chủ đề là phòng chống rượu bia với người điều khiển phương tiện?
Ông Thân Văn Thanh: Thứ nhất, theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay có khoảng 11% tử vong vì tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, và khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
Thứ hai, đây là hoạt động hưởng ứng Thập kỷ hành động toàn cầu vì an toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp Quốc phát động. Trên phạm vi toàn cầu, thập kỷ này tập trung vào hai công việc chính bao gồm: Chống lạm dụng rượu bia trong hoạt động giao thông đường bộ và quản lý tốc độ lưu thông phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.
- Trong luật có quy định liều lượng và nồng độ cồn nhất định, theo ông luật có cần thay đổi để siết chặt việc quản lý uống rượu bia?
Ông Thân Văn Thanh: Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã có nhiều thay đổi. Đối với người điều khiển ô tô trong luật năm 2008 là không được uống rượu bia, còn về người điều khiển xe hai bánh thì nồng độ nó cũng được quy định thấp hơn rất nhiều những quy định trước đó.
Nguyên nhân là do số lượng người điều khiển xe mô tô, gắn máy ở nước ta còn nhiều. Bên cạnh đó, uống rượu bia là một tập quán, nhiều khi làm một nét văn hóa của người Việt. Vì vậy, chúng ta cũng cần có lộ trình để từng bước để nâng cao ý thức tự giác của người điều khiển mô tô, xe gắn máy.
- Tại sao Luật không hạn chế ngay từ các quán nhậu, rượu bia?
Ông Thân Văn Thanh: Các quán là hoạt động thương mại, kinh doanh thì cái đó là luật khác quản lý, đấy là luật kinh doanh thương mại.
Kinh nghiệm của nhiều nước là phải khơi dậy tính tự giác của người dân, không thể ngăn chặn, dùng biện pháp hành chính để cấm được.
- Tại nước ngoài, có hình thức phạt cả người sử dụng và người cung cấp rượu bia. Vậy tại Việt Nam có nên làm thế?
Ông Thân Văn Thanh: Trình độ tự giác chấp hành pháp luật của công dân nước ngoài với công dân nước ta rất khác nhau, nếu chúng ta tự giác chấp hành luật giao thông thì tai nạn và số người chết sẽ không nhiều thế này. Nó phụ thuộc rất nhiều tính tự giác của công dân, không thể sao chép, chụp nguyên bản của nước khác được.
- Hiện nay, vi phạm giao thông vẫn còn nhiều, thậm chí chống người thi hành công vụ cũng gia tăng. Ông suy nghĩ gì về tình trạng này?
Ông Thân Văn Thanh: Tuyên truyền phổ biến pháp luật không chỉ trong một tháng, một năm, kinh nghiệm của các nước cho thấy nó là cả một thế hệ, vài chục năm.
Kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển không cớ gì người Việt Nam ý thức xã hội kém. Hiện nay, tính tùy tiện trong giao thông còn rất phổ biến.
Ví dụ, đường đi xe máy phải đi bên phải, có làn riêng. Nhưng nhiều người không đi trong làn xe máy rộng rãi lại cứ đi vào làn ô tô, thậm chí tạt trước đầu ô tô, đấy là nguy hiểm cho chính mình.
- Theo ông, cái sự tùy tiện đấy chính là cái văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt Nam hiện nay?
Ông Thân Văn Thanh: Đúng. Thực tế có rất nhiều tình trạng tùy tiện không tuân theo pháp luật, khi bị xử lý thì tìm cách chống đối, nhưng chống đối tập trung nhiều vào lứa tuổi thanh niên.
Tuy nhiên, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có những việc làm rất tốt, cụ thể, theo số liệu báo cáo, trong hai tuần qua đã có 100 đối tượng bị bắt vì hành vi chống người thi hành công vụ.
- Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn giao thông tại Việt Nam đang có nguy cơ gia tăng, ông nghĩ gì về đánh giá này?
Ông Thân Văn Thanh: Đánh giá này là không đúng vì hiện nay thế giới có hai cách tính. Thứ nhất là số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ, nước ta hiện nay ở mức thấp.
Chỉ tiêu thứ hai là số người tử vong do tai nạn giao thông trên 100.000 dân, Việt Nam hiện nay là 13 người/100.000 dân, trung bình của thế giới là 18 người, khu vực cao là 190 đến 200 người/100.000 dân, khu vực châu Âu là 2 người/4 người.
So sánh trong khu vực, chúng ta thấp hơn Thái Lan, Indonexia, Malayxia…
Thực tế, hậu quả do tai nạn giao thông xảy ra tại Việt Nam ngày càng nặng. Vào năm 1995, cứ 2,8 vụ tai nạn mới làm tử vong 1 người thì đến năm 2010 chỉ với 1,2 vụ tai nạn giao thông đã làm tử vong 1 người.
Theo tôi, chính xác phải nói rằng, mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông ngày càng tăng, còn nhận định tai nạn giao thông ở Việt Nam cao và gia tăng thì chưa đúng.
- Quy định mức xử phạt hiện nay như thế nào, vì ý thức của người tham gia giao thông hiện nay còn “nhờn” luật. Theo ông, mức xử phạt hiện nay đã hợp lý và đủ sức răn đe chưa?
Ông Thân Văn Thanh: Nguyên tắc quy định mức xử phạt phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của người dân. Mức xử phạt quy định tại Nghị định 34 hiện nay với thành phố là tương đối thấp, còn với vùng sâu vùng xa, bà con nông thôn đã là cao.
Tuy nhiên,không thể có mức xử phạt ở đô thị cao, còn nông thôn lại thấp vì Hiến pháp nước ta đã quy định, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Vì thế, khi Thủ tướng đồng ý cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm xử phạt cao hơn trong 3 năm để đánh giá báo cáo Chính phủ, Quốc hội cho phạm vi mở rộng hơn hay không. Chứ không thể ở Hà Nội thì phạt nặng còn miền núi thì nhẹ.
Nhưng hiện nay, ở các đô thị lớn đó, mức xử phạt giao thông quá thấp chỉ với 100.000- 200.000 đồng xử phạt chưa là gì. Với bà con nông thôn, miền núi đã là rất cao, kiếm được 50.000 đồng là rất khó.
- Vậy sau một năm áp dụng mức xử phạt cao hơn, ông đánh giá thế nào về mức độ tác động, các đô thị lớn có nên tăng lên nữa không?
Ông Thân Văn Thanh: Theo tôi, bước đầu đã có mức độ tác động nhất định. Còn đối với các đô thị nói chung là còn tăng được, vì thu nhập dân đô thị cao.
- Lộ trình hành động vì an toàn giao thông của nước ta trong thời gian tới sẽ như thế nào để thực hiện Thập kỷ An toàn giao thông?
Ông Thân Văn Thanh: Chính phủ quy định, sang năm sẽ là năm trọng điểm về xử lý an toàn giao thông. Theo đó, hành động vì an toàn giao thông sẽ thực hiện trong cả năm chứ không phải một tháng như hiện nay.
Tới đây Ủy ban sẽ kiệm toàn lại, sau đấy sẽ họp chuyên đề để xác định mục tiêu, việc cần làm.
Riêng vấn đề rượu bia, đi xe gắn máy, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, trẻ em sẽ là chủ đề tập trung.
- Xin cảm ơn ông./.
Việt Hùng (Vietnam+)