Chưa đầy hai chục ngày trước thời điểm kỷ niệm hai năm vụ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, nước Mỹ lại rơi vào tình trạng hoảng sợ trước những vụ tấn công khủng bố Hai quả bom nổ liên tiếp ngay tại địa điểm tổ chức cuộc thi Marathon giàu truyền thống ở thành phố Boston, bang Massachusetts ở miền Đông Bắc nước Mỹ chiều ngày 15/4 khiến cho ở nhiều thành phố quan trọng, tình trạng an ninh được đặt trong trạng thái báo động. Truyền hình NBC đưa tin, ở thành phố sầm uất và đông đúc nhất nước Mỹ, New York, cảnh sát tràn kín đường, trong đó toàn bộ hơn 1000 cảnh sát chuyên chống khủng bố được huy động. Ở quảng trường Thời đại, khu vực tập trung đông người và khách du lịch bậc nhất New York, xe cảnh sát xếp hàng ngang như tạo thành một hàng lá chắn. Ở các khách sạn và cả nơi từng xảy ra vụ khủng bố tháp đôi World Trade Center ngày 11-9-2001, an ninh cũng được tăng cường tối đa. Cảnh sát xuất hiện nhiều hơn ở các điểm nút thuộc hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện ngầm. Ở thủ đô Washington, cảnh sát cũng phong tỏa khu vực Nhà Trắng, trong khi buổi sáng cùng ngày, mọi người, trong đó có nhiều khách du lịch vẫn dễ dàng tiếp cận địa điểm này từ các hướng khác nhau. Còn ở Boston, thành phố diễn ra vụ nổ bom được cho là khủng bố, cảnh sát tuần tra trên mặt đất, đường thủy và trên không. Vụ tấn công này, như nói ở trên nhắm vào một thời điểm nhạy cảm. Nước Mỹ đang rục rịch kỷ niệm hai năm ngày họ tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden, ngày 2/5/2011.
[Tái hiện vụ nổ tại Boston qua video, nhân chứng]
Ở bang Massachussett với thủ phủ là Boston, cùng với hai bang khác cũng thuộc miền Đông Bắc nước Mỹ là Wisconsin và Maine, 15/4 còn là ngày "Patriot's Day", kỷ niệm hai trận chiến đầu tiên trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ trước sự đô hộ của thực dân Anh cuối thế kỷ 18. Bản thân cuộc tấn công bằng bom tạo bởi các thiết bị nổ đựng trong các vỏ đồ uống bằng nhôm tại giải marathon ở quảng trường Copley, Boston cũng là nhắm vào một sự kiện thể thao truyền thống bậc nhất của nước Mỹ. Cuộc thi marathon ở Boston được tổ chức lần đầu năm 1897, quy tụ những vận động viên chuyên nghiệp hàng đầu lẫn nghiệp dư. Một vụ tấn công vào sự kiện này có thể, và rõ ràng đã tạo ra sự chú ý lớn không chỉ với nước Mỹ, mà cả thế giới. Boston nơi tổ chức marathon quy tụ hàng ngàn người và vô cùng náo nhiệt, trái ngược với khung cảnh thanh bình của một thành phố được coi là trung tâm của giáo dục, nơi có đại học Havard, và cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn của Mỹ (sau New York, Charlotte). Sự kiện xã hội, thể thao là mục tiêu của khủng bố? Nhưng ở nước Mỹ vẫn có những sự kiện quy tụ được đám đông lớn hơn như thế. Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama mới đây thu hút gần một triệu người tham dự. Hay hai cuộc đại hội đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng là một sự kiện lớn với hàng chục nghìn người tham gia. Chỉ có điều, những sự kiện nói trên đều được bảo vệ bởi nhiều tầng an ninh. Bất cứ ai ra vào cũng đều bị kiểm soát kỹ lưỡng qua các loại máy móc tối tân và đội ngũ an ninh kết hợp từ đủ các lực lượng FBI, cơ quan an ninh nội địa Mỹ DHS, mật vụ, cảnh sát nội đô... Ở những sự kiện như thế, một cái cán cờ bé xíu đôi khi cũng bị tịch thu với lý do "cái này cũng đủ để làm vũ khí tấn công người khác".
[Tái hiện vụ nổ tại Boston qua video, nhân chứng]
Ở bang Massachussett với thủ phủ là Boston, cùng với hai bang khác cũng thuộc miền Đông Bắc nước Mỹ là Wisconsin và Maine, 15/4 còn là ngày "Patriot's Day", kỷ niệm hai trận chiến đầu tiên trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ trước sự đô hộ của thực dân Anh cuối thế kỷ 18. Bản thân cuộc tấn công bằng bom tạo bởi các thiết bị nổ đựng trong các vỏ đồ uống bằng nhôm tại giải marathon ở quảng trường Copley, Boston cũng là nhắm vào một sự kiện thể thao truyền thống bậc nhất của nước Mỹ. Cuộc thi marathon ở Boston được tổ chức lần đầu năm 1897, quy tụ những vận động viên chuyên nghiệp hàng đầu lẫn nghiệp dư. Một vụ tấn công vào sự kiện này có thể, và rõ ràng đã tạo ra sự chú ý lớn không chỉ với nước Mỹ, mà cả thế giới. Boston nơi tổ chức marathon quy tụ hàng ngàn người và vô cùng náo nhiệt, trái ngược với khung cảnh thanh bình của một thành phố được coi là trung tâm của giáo dục, nơi có đại học Havard, và cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn của Mỹ (sau New York, Charlotte). Sự kiện xã hội, thể thao là mục tiêu của khủng bố? Nhưng ở nước Mỹ vẫn có những sự kiện quy tụ được đám đông lớn hơn như thế. Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama mới đây thu hút gần một triệu người tham dự. Hay hai cuộc đại hội đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng là một sự kiện lớn với hàng chục nghìn người tham gia. Chỉ có điều, những sự kiện nói trên đều được bảo vệ bởi nhiều tầng an ninh. Bất cứ ai ra vào cũng đều bị kiểm soát kỹ lưỡng qua các loại máy móc tối tân và đội ngũ an ninh kết hợp từ đủ các lực lượng FBI, cơ quan an ninh nội địa Mỹ DHS, mật vụ, cảnh sát nội đô... Ở những sự kiện như thế, một cái cán cờ bé xíu đôi khi cũng bị tịch thu với lý do "cái này cũng đủ để làm vũ khí tấn công người khác".
An ninh được thắt chặt sau vụ đánh bom ở Marathon Boston (Nguồn: AFP)
Còn những sự kiện như Marathon ở Boston, New York hay Washington D.C, và cả Lễ hội hoa anh đào đang diễn ra ở thủ đô của nước Mỹ, lực lượng an ninh ở đây dù đông nhưng lại không thể thiết lập một cơ chế ngăn chặn và bảo vệ tương tự. Địa điểm phát nổ hai quả bom gần đích đến của cuộc đua marathon Boston trên thực tế đã được giám sát an ninh nhiều ngày trước, nhưng khi sự kiện diễn ra, ai cũng có thể ra vào. Hai thiết bị nổ gắn kèm với những mảnh sát thương đã nổ tung trong một đám đông chen vai thích cánh giết chết 3 người, làm thương gần 150 người khác, xem ra vẫn còn là một may mắn trong rủi ro. Khi người Mỹ sợ chính người Mỹ
Cho tới thời điểm này, thủ phạm của vụ tấn công vẫn đang được FBI, cơ quan dẫn đầu trong nhiệm vụ chống khủng bố của nước Mỹ, điều tra. Thay vì chỉ nghi ngờ các tổ chức khủng bố sử dụng các nhân tố người nước ngoài, nước Mỹ ngày nay e ngại cả những nguy cơ tiềm ẩn từ chính bản thân người Mỹ. Báo cáo về tình hình an ninh của Mỹ của DHS trong năm 2012 cảnh báo các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lôi kéo nhiều người Mỹ tham gia từ xa vào các tổ chức này và thực hiện các vụ tấn công trên lãnh thổ nước Mỹ. FBI cuối năm ngoái treo thưởng 50 ngàn USD cho ai tìm được tung tích của Ahmad Abousamra, công dân Mỹ, thuộc chính bang Massachusetts, một kẻ được huấn luyện ở Pakistan và Yemen nhằm mục đích tấn công lính Mỹ ở nước ngoài. Cựu nhân viên Cục điều tra bang Georgia, Charles Stone, người từng tham gia đội chống đánh bom của cơ quan này, cho biết ông nhận thấy sự tương đồng của vụ đánh bom ở Boston với vụ đánh bom ở Thế vận hội Atlanta (Mỹ) năm 1996. Ông cho rằng thủ phạm của vụ đánh bom ở Boston có thể vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc chế tạo bom, và "có thể đó là thủ phạm trong nước"./.
Cho tới thời điểm này, thủ phạm của vụ tấn công vẫn đang được FBI, cơ quan dẫn đầu trong nhiệm vụ chống khủng bố của nước Mỹ, điều tra. Thay vì chỉ nghi ngờ các tổ chức khủng bố sử dụng các nhân tố người nước ngoài, nước Mỹ ngày nay e ngại cả những nguy cơ tiềm ẩn từ chính bản thân người Mỹ. Báo cáo về tình hình an ninh của Mỹ của DHS trong năm 2012 cảnh báo các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lôi kéo nhiều người Mỹ tham gia từ xa vào các tổ chức này và thực hiện các vụ tấn công trên lãnh thổ nước Mỹ. FBI cuối năm ngoái treo thưởng 50 ngàn USD cho ai tìm được tung tích của Ahmad Abousamra, công dân Mỹ, thuộc chính bang Massachusetts, một kẻ được huấn luyện ở Pakistan và Yemen nhằm mục đích tấn công lính Mỹ ở nước ngoài. Cựu nhân viên Cục điều tra bang Georgia, Charles Stone, người từng tham gia đội chống đánh bom của cơ quan này, cho biết ông nhận thấy sự tương đồng của vụ đánh bom ở Boston với vụ đánh bom ở Thế vận hội Atlanta (Mỹ) năm 1996. Ông cho rằng thủ phạm của vụ đánh bom ở Boston có thể vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc chế tạo bom, và "có thể đó là thủ phạm trong nước"./.
Phạm Tấn (TTXVN tại Mỹ)