Năm nay, chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch sẽ là một trong những chương trình trọng điểm được Bộ Xây dựng ưu tiên triển khai. Dự kiến tổng vốn dành cho chương trình này khoảng 9.400 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách, vay vốn ODA và vay thương mại.
Chương trình sẽ tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nước, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương cũng như đơn vị cấp nước, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về chống thất thoát, thất thu nước sạch…
Đặc biệt, nguyên nhân thất thoát nước sạch do yếu tố kỹ thuật sẽ được xử lý triệt để như đầu tư cải tạo mạng lưới, thiết bị…
Ngoài việc tiết kiệm được nước sạch, tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả của các đơn vị cấp nước, chương trình còn hướng tới mục tiêu giảm giá thành, giữ ổn định chất lượng nước sạch cũng như chất lượng dịch vụ cấp nước.
Theo nhận định của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hiện nay, tỷ lệ thất thu và thất thoát nước sạch của Việt Nam đã giảm xuống còn 30% nhưng vẫn là con số quá cao so với các nước tiên tiến trên thế giới.
Mặc dù các hoạt động liên quan đến chống thất thoát, thất thu nước sạch đã được triển khai từ Trung ương đến các địa phương song vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Các nguyên nhân có bản gây thất thoát, thất thu nước sạch là do ý thức của người dân cùng với yếu kém trong công tác quản lý cũng như hệ thống kỹ thuật.
Qua khảo sát thực tế cho thấy đa số đơn vị có tỷ lệ thất thoát và thất thu nước sạch từ 20 - 35%, thậm chí có nơi lên đến trên 35%./.
Chương trình sẽ tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nước, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương cũng như đơn vị cấp nước, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về chống thất thoát, thất thu nước sạch…
Đặc biệt, nguyên nhân thất thoát nước sạch do yếu tố kỹ thuật sẽ được xử lý triệt để như đầu tư cải tạo mạng lưới, thiết bị…
Ngoài việc tiết kiệm được nước sạch, tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả của các đơn vị cấp nước, chương trình còn hướng tới mục tiêu giảm giá thành, giữ ổn định chất lượng nước sạch cũng như chất lượng dịch vụ cấp nước.
Theo nhận định của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hiện nay, tỷ lệ thất thu và thất thoát nước sạch của Việt Nam đã giảm xuống còn 30% nhưng vẫn là con số quá cao so với các nước tiên tiến trên thế giới.
Mặc dù các hoạt động liên quan đến chống thất thoát, thất thu nước sạch đã được triển khai từ Trung ương đến các địa phương song vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Các nguyên nhân có bản gây thất thoát, thất thu nước sạch là do ý thức của người dân cùng với yếu kém trong công tác quản lý cũng như hệ thống kỹ thuật.
Qua khảo sát thực tế cho thấy đa số đơn vị có tỷ lệ thất thoát và thất thu nước sạch từ 20 - 35%, thậm chí có nơi lên đến trên 35%./.
Thu Hằng (Vietnam+)