Theo hãng tin ANSA, đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 5/9 tuyên bố chính phủ liên minh tả - hữu do Thủ tướng Enrico Letta đứng đầu sẽ sụp đổ nếu đảng Dân chủ (PD) của ông Letta bỏ phiếu tán thành việc tước chức danh Thượng nghị sỹ của ông Berlusconi.
Ông Francesco Nitto Palma, phụ tá thân cận của ông Berlusconi và hiện là Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp tại Thượng viện Italy. Ông nói: "Nếu PD không thực hiện bổn phận phải nghiên cứu kỹ càng những vấn đề tư pháp và tuyên bố ông Berlusconi nên bị tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ, chính phủ đương nhiệm hiện nay sẽ kết thúc."
Ông Renato Schifani, đứng đầu phái PDL tại Thượng viện, dự báo rằng "khoảnh khắc khủng hoảng đang đến gần" và tỏ ý giễu cợt việc PD có thể thành lập một liên minh mới với đảng "Phong trào 5 Sao" của danh hài Beppe Grillo trong thời gian tới.
Ông cho rằng nếu liên minh vá víu, yếu ớt và mâu thuẫn này được thành lập, nó sẽ không thể thông qua những cải cách quan trọng, trong khi PDL sẽ trở thành phe đối lập "gay gắt."
Những cảnh báo trên của các quan chức PDL được đưa ra nhằm phản ứng lại khả năng Thượng viện Italy sẽ bỏ phiếu để tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ của ông Berlusconi, sau khi ông trùm truyền thông này bị Tòa án Tối cao kết tội tham nhũng hồi đầu tháng Tám.
Một ủy ban của Thượng viện Italy sẽ bắt đầu xem xét vụ việc của ông Berlusconi vào đầu tuần tới và dự kiến sẽ sớm có kết luận về vấn đề này. Tiếp đó, một cuộc bỏ phiếu toàn thể tại Thượng viện sẽ được tổ chức để quyết định liệu có tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ của ông Berlusconi hay không. PDL tuyên bố nếu đảng PD bỏ phiếu chống ông Berlusconi ngay tại cấp ủy ban của thượng viện, PDL sẽ ngay lập tức rút khỏi liên minh tả - hữu hiện nay.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin báo chí cho biết Tổng thống Italy Giorgio Napolitano tối 5/9 đã bày tỏ hy vọng một cuộc khủng hoảng chính phủ sẽ được ngăn chặn. Tổng thống Napolitano cũng tỏ ý tin tưởng cựu Thủ tướng Berlusconi sẽ không tìm cách hạ bệ chính phủ hiện nay bởi vì bản thân ông đã tuyên bố sẽ ủng hộ Chính phủ Letta.
Theo Tổng thống Napolitano, khủng hoảng nếu xảy ra sẽ tạo nên "những mối nguy rất nghiêm trọng" cho Italy, vốn đang phải vật lộn để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc và đang cần có những cải cách mạnh mẽ.
Về phần mình, đảng PD nói rằng việc hạ bệ chính phủ đương nhiệm sẽ là một "tội ác" trong bối cảnh Italy đang gấp rút thúc đẩy nền kinh tế. Thủ tướng Letta, hiện đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg, cũng lên tiếng thừa nhận một cuộc khủng hoảng sẽ đẩy Italy quay trở lại "bến đỗ" của những nước vốn đang phải tự bảo vệ mình trước tình trạng đầu cơ tài chính, làm dấy lên những quan ngại đã từng buộc ông Berlusconi phải từ chức hồi cuối năm 2011.
Tuy nhiên, Thủ tướng Letta cho biết ông không hề nghĩ tới khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng trong thời gian tới, mà đang tập trung vào những mục tiêu dự kiến đạt được tại Hội nghị G-20. Ông Letta nói rằng bản thân ông sẽ gây tổn hại cho Italy nếu ông sao nhãng những mục tiêu này./.
Ông Francesco Nitto Palma, phụ tá thân cận của ông Berlusconi và hiện là Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp tại Thượng viện Italy. Ông nói: "Nếu PD không thực hiện bổn phận phải nghiên cứu kỹ càng những vấn đề tư pháp và tuyên bố ông Berlusconi nên bị tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ, chính phủ đương nhiệm hiện nay sẽ kết thúc."
Ông Renato Schifani, đứng đầu phái PDL tại Thượng viện, dự báo rằng "khoảnh khắc khủng hoảng đang đến gần" và tỏ ý giễu cợt việc PD có thể thành lập một liên minh mới với đảng "Phong trào 5 Sao" của danh hài Beppe Grillo trong thời gian tới.
Ông cho rằng nếu liên minh vá víu, yếu ớt và mâu thuẫn này được thành lập, nó sẽ không thể thông qua những cải cách quan trọng, trong khi PDL sẽ trở thành phe đối lập "gay gắt."
Những cảnh báo trên của các quan chức PDL được đưa ra nhằm phản ứng lại khả năng Thượng viện Italy sẽ bỏ phiếu để tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ của ông Berlusconi, sau khi ông trùm truyền thông này bị Tòa án Tối cao kết tội tham nhũng hồi đầu tháng Tám.
Một ủy ban của Thượng viện Italy sẽ bắt đầu xem xét vụ việc của ông Berlusconi vào đầu tuần tới và dự kiến sẽ sớm có kết luận về vấn đề này. Tiếp đó, một cuộc bỏ phiếu toàn thể tại Thượng viện sẽ được tổ chức để quyết định liệu có tước bỏ chức danh Thượng nghị sỹ của ông Berlusconi hay không. PDL tuyên bố nếu đảng PD bỏ phiếu chống ông Berlusconi ngay tại cấp ủy ban của thượng viện, PDL sẽ ngay lập tức rút khỏi liên minh tả - hữu hiện nay.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin báo chí cho biết Tổng thống Italy Giorgio Napolitano tối 5/9 đã bày tỏ hy vọng một cuộc khủng hoảng chính phủ sẽ được ngăn chặn. Tổng thống Napolitano cũng tỏ ý tin tưởng cựu Thủ tướng Berlusconi sẽ không tìm cách hạ bệ chính phủ hiện nay bởi vì bản thân ông đã tuyên bố sẽ ủng hộ Chính phủ Letta.
Theo Tổng thống Napolitano, khủng hoảng nếu xảy ra sẽ tạo nên "những mối nguy rất nghiêm trọng" cho Italy, vốn đang phải vật lộn để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc và đang cần có những cải cách mạnh mẽ.
Về phần mình, đảng PD nói rằng việc hạ bệ chính phủ đương nhiệm sẽ là một "tội ác" trong bối cảnh Italy đang gấp rút thúc đẩy nền kinh tế. Thủ tướng Letta, hiện đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg, cũng lên tiếng thừa nhận một cuộc khủng hoảng sẽ đẩy Italy quay trở lại "bến đỗ" của những nước vốn đang phải tự bảo vệ mình trước tình trạng đầu cơ tài chính, làm dấy lên những quan ngại đã từng buộc ông Berlusconi phải từ chức hồi cuối năm 2011.
Tuy nhiên, Thủ tướng Letta cho biết ông không hề nghĩ tới khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng trong thời gian tới, mà đang tập trung vào những mục tiêu dự kiến đạt được tại Hội nghị G-20. Ông Letta nói rằng bản thân ông sẽ gây tổn hại cho Italy nếu ông sao nhãng những mục tiêu này./.
Ngự Bình (TTXVN)