Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VIII đến nay tiếp tục khẳng định sự kiên định, kiên trì thực hiện đường lối đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. (Ảnh: TTXVN)
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phát triển lớn mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh: Biên đội bay SU-30MK của Trung đoàn 935 (Sư đoàn Không quân 370) bay tuần tiễu trên biển. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phát triển lớn mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh: Lực lượng tên lửa phòng không hiện đại S-300 bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phát triển lớn mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phát triển lớn mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh: Hải quân đánh bộ sở hữu những vũ khí tinh nhuệ hàng đầu hiện nay. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phát triển lớn mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh: Trung đội tăng phối hợp với hải quân đánh bộ diễn tập tấn công. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Ðại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ nhân dân Hà Nội trong ngày 30 Tết Nguyên đán Mậu Tuất (15/2/2018). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Ðại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ, thăm hỏi nhân dân khu dân cư số 8, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) trong lần về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhân dân tại đây, sáng 11/11/2009. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Ðại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng đồng bào dân tộc thôn Tân Thành, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, chiều 19/11/2017. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Ðại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà người nhân dân thôn Nam Ô Trình tại Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc của thôn Nam Ô Trình, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, ngày 17/11/2018. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Lĩnh vực y tế phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu trong suốt những năm Đổi mới. Trong ảnh: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho học sinh Trường Tiểu học xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Lĩnh vực y tế phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu trong suốt những năm Đổi mới. Trong ảnh: Cán bộ y tế xã Đức Long hướng dẫn người dân khử trùng nguồn nước sinh hoạt trước mùa mưa bão. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu quan trọng, sớm đạt được nhiều chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, được quốc tế đánh giá cao. Trong ảnh: Với việc thực hiện thành công dự án, sẽ không còn cảnh đói nghèo vì sinh nhiều con như gia đình này ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Trong ảnh: Cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt Hạ Long tại Bãi Cháy, TP Hạ Long, (Quảng Ninh) - một trong 3 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm do Tập đoàn Sun Group đầu tư trên cả 3 lĩnh vực đường không, đường thủy, đường bộ. (Ảnh: TTXVN phát)
Tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản đạt bình quân 3,7%/năm, là mức cao trên thế giới và khu vực. Trong ảnh: Mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp tại huyện Chợ Mới mở ra hướng đi mới, bền vững cho nghề nuôi cá tra ở An Giang, tạo diện mạo mới cho nông thôn mới ở An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Trong ảnh: Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 24,6 km được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hà Nội từ 180km xuống còn 130km; từ Hạ Long đi Hải Phòng chỉ còn 25km thay vì 75km như trước đây. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN)
Lĩnh vực vận chuyển hàng không dân dụng liên tục phát triển với sự ra đời của một số hãng hàng không mới, bên cạnh Vietnam Airlines. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Sau ngày đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mang sứ mệnh lịch sử mới - tuyến đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành tuyến quốc lộ xuyên Việt hiện đại thứ hai phía Tây đất nước, phục vụ cho thời kỳ hội nhập, phát triển và củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Trong gần 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. ảnh: Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau mỗi năm đóng góp trên 40% nguồn thu ngân sách và tạo ra hơn 30% việc làm cho lao động địa phương tại tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN)
Sau gần 35 năm đổi mới, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè từ một con kênh ô nhiễm bậc nhất TP. Hồ Chí Minh đã được đầu tư cải tạo, hồi sinh, làm thay đổi diện mạo thành phố, mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 1,2 triệu người sống xung quanh lưu vực kênh được hưởng lợi thông qua cải tạo điều kiện vệ sinh, môi trường, giảm nguy cơ ngập lụt và góp phần chỉnh trang đô thị. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Du lịch Việt Nam đã và đang phát triển nhanh với lợi thế nhiều danh lam, thắng cảnh và sự đầu tư của nhiều tập đoàn, công ty, nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng như quốc tế. Trong ảnh: Cầu Vàng ở khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) - điểm du lịch thu hút đông du khách thời gian qua. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Từ một vùng đất phèn, mặn, sản xuất nông nghiệp kém phát triển, từ năm 1988 đến nay, nhờ chính sách đầu tư khai thác, phát triển của Nhà nước, vùng Tứ giác Long Xuyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, trở thành vùng trọng yếu về sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Đường dây tải điện siêu cao áp 500 KV kết nối hệ thống điện Bắc - Nam theo cả hai chiều, đảm bảo việc vận hành kinh tế các nhà máy điện trong cả nước, nâng cao độ an toàn cung cấp điện và chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Thủ đô Hà Nội tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, xứng đáng với danh hiệu Thành phố vì hòa bình. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Trong ảnh: Vùng chuyên canh cà rốt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Diện mạo đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Trong ảnh: Diện mạo mới ở huyện nông thôn mới Đan Phượng, TP Hà Nội. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đất nước ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Đoàn tàu S1/2 thế hệ 2 do ngành Đường sắt Việt Nam thiết kế, chế tạo năm 2000. (Ảnh: TTXVN phát)
Đất nước ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Khai trường của Công ty Than Khánh Hòa (Thái Nguyên). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cùng với thành tựu chung của cả nước, kinh tế 14 tỉnh, thành khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã đạt nhiều kết quả quan trọng sau gần 35 năm đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định có vai trò và vị thế trong nền kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Lĩnh vực y tế phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu trong suốt những năm Đổi mới. Trong ảnh: Quy trình sản xuất vắc xin được thực hiện trong phòng vô trùng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Đội U22 Việt Nam nhận chiếc HCV lịch sử môn bóng đá nam tại SEA Games 30. (Ảnh: Hoàng Linh/TTXVN)
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành huy chương Vàng môn bóng đá nữ tại SEA Games 30. Đây là lần thứ 6 các cô gái giành được ngôi vị cao nhất tại giải đấu cấp khu vực. (Ảnh: TTXVN)
Vận động viên Lê Tú Chinh giành HCV chạy 100m nữ tại SEA Games 30. (Ảnh: TTXVN)
Văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong suốt những năm Đổi mới. Trong ảnh: VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh giành huy chương Vàng, huy chương Bạc tại Thế vận hội Olympic tổ chức tại Brazil năm 2016. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. (Ảnh: THX/TTXVN phát)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn kiện về việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO, ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: AFP/TTXVN phát)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA), chiều 30/6/2019, tại Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Lực lượng quân y Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. (Ảnh: TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị cấp cao APEC 2017 ở Đà Nẵng, tháng 11/2017. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, tối 23/5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến dùng bữa tối tại quán bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo người dân Thủ đô. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree và Phu quân đi dạo phố khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và cùng nhảy theo điệu nhạc của người dân Hà Nội tập thể dục tại vườn hoa Lý Thái Tổ, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 8/5/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc giành 2 HCV, 4 HCB tại Kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 60 – IMO 2019, xếp thứ 7 trong số 110 quốc gia, vùng lãnh thổ dự thi. (Ảnh: TTXVN phát)
Tin học được ứng dụng đại trà vào giảng dạy trên khắp cả nước, khắp các cấp học. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Ngày 16/7/1999, Hà Nội - thành phố duy nhất của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Thành phố vì hòa bình. 21 năm qua (1999 - 2020), Thủ đô Hà Nội đã và đang phấn đấu không ngừng, tiếp tục xây dựng và phát triển để xứng đáng với giá trị của danh hiệu này. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1992. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 4/1988 thật sự là một dấu son, sự đột phá trong nhận thức của Đảng về chính sách quản lý kinh tế nông nghiệp. Đảng đã vượt lên chính mình khi dám từ bỏ những điều cũ kĩ, lỗi thời để vươn tới cái mới, cái hợp lý. (Ảnh: Trung Dung/TTXVN)
Chỉ sau một năm ban hành Nghị quyết 10 (khóa VI) tháng 4/1988, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến năm 1989, sản lượng gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo. (Ảnh: Đình Na/TTXVN)
Công nhân tại một nhà máy dệt may ở TP Hồ Chí Minh những năm đầu đổi mới. May mặc được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới (1988). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1, nơi chế biển các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân. Vào năm 1987, nhà máy đã bán được 2.400 tấn cá cho Nhật Bản và Australia, tổng giá trị 21 triệu USD. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 5/4/1988, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10/NQ–TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Chỉ một năm sau, từ một nước phải nhập lương thực, Việt Nam không chỉ đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chỉ sau một năm ban hành Nghị quyết 10 (khóa VI) tháng 4/1988, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến năm 1989, sản lượng gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo. Trong ảnh: Thực hiện khoán gọn theo đơn giá, vụ mùa năm 1988, HTX Nhân Khang, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh thu hoạch lúa đạt năng suất 42 tạ/ha, đưa năng suất cả năm lên 92,5 tạ/ha. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)
Tại Đại hội VI của Đảng, trong bài phát biểu sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, Đại hội lần này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cũng thể hiện quyết tâm: Không một trở lực nào có thể ngăn cản bước tiến của chúng ta về phía trước. (Ảnh: TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)