Việt Nam hiện nằm trong top ba quốc gia (Ấn Độ, Việt Nam, Brazil) sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Dự kiến, năm 2010 này, ngành điều Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.
Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vị trí trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chế biến điều Việt Nam phải đầu tư xây dựng thương hiệu điều Việt Nam cũng như quan tâm tới việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp - một trong những điều kiện quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Quang Minh, Cục phó Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam về vấn đề đăng ký thương hiệu cho ngành điều - việc làm cấp thiết bảo vệ ngành điều trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hạt điều ở Việt Nam hiện nay?
Ông Tạ Quang Minh: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, dù đây được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới “tỉnh giấc” và nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Đối với ngành điều nói riêng, thì các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến trên cả nước cũng không nằm ngoài tình trạng này. Tính đến thời điểm này, số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều còn rất thấp.
Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất cả nước.
Điều đó cho thấy việc xây dựng, quản lý, bảo hộ nhãn hiệu và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hạt điều chưa được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước nói riêng quan tâm đúng mức.
Xin ông cho biết đâu là nguyên nhân của việc rất ít doanh nghiệp điều đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Ông Tạ Quang Minh: Tình trạng này không chỉ diễn ra trong ngành điều mà xảy ra nhiều tại các ngành nghề khác. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này trong ngành điều nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ nhất, có thể nói là do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nhiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
Để bảo vệ các doanh nghiệp điều trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới là gì?
Ông Tạ Quang Minh: Trước hết, cần phải xác định rằng việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc phụ thuộc đầu tiên vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp không muốn đăng ký nhãn hiệu thì không có ai có thể làm thay được. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có thể có các biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các công việc của mình.
Vì vậy, để góp phần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đúng mức và không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ đang đẩy mạnh áp dụng các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó giúp các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và kịp thời đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
Các chương trình tuyên truyền trên đài truyền hình trung ương và địa phương đã, đang và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ kinh phí để tuyên truyền các chương trình về sở hữu trí tuệ. Các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức tiếp tục được Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức theo kế hoạch hàng năm.
Bên cạnh đó, Cục sở hữu trí tuệ sẵn sàng cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp cũng như tiếp tục triển khai các nội dung hỗ trợ xây dựng và phát triển các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Hiện sản phẩm của nhiều địa phương cũng đang được hỗ trợ phương pháp luận và kinh phí xây dựng và phát triển nhãn hiệu.
Với những giải pháp Cục sở hữu Trí tuệ đề ra, hy vọng các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến của Việt Nam sẽ thành công trong việc xây dựng thương hiệu dành được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Cảm ơn ông!/.
Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vị trí trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chế biến điều Việt Nam phải đầu tư xây dựng thương hiệu điều Việt Nam cũng như quan tâm tới việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp - một trong những điều kiện quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Quang Minh, Cục phó Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam về vấn đề đăng ký thương hiệu cho ngành điều - việc làm cấp thiết bảo vệ ngành điều trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hạt điều ở Việt Nam hiện nay?
Ông Tạ Quang Minh: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, dù đây được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới “tỉnh giấc” và nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Đối với ngành điều nói riêng, thì các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến trên cả nước cũng không nằm ngoài tình trạng này. Tính đến thời điểm này, số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều còn rất thấp.
Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất cả nước.
Điều đó cho thấy việc xây dựng, quản lý, bảo hộ nhãn hiệu và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hạt điều chưa được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước nói riêng quan tâm đúng mức.
Xin ông cho biết đâu là nguyên nhân của việc rất ít doanh nghiệp điều đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Ông Tạ Quang Minh: Tình trạng này không chỉ diễn ra trong ngành điều mà xảy ra nhiều tại các ngành nghề khác. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này trong ngành điều nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ nhất, có thể nói là do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nhiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
Để bảo vệ các doanh nghiệp điều trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới là gì?
Ông Tạ Quang Minh: Trước hết, cần phải xác định rằng việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc phụ thuộc đầu tiên vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp không muốn đăng ký nhãn hiệu thì không có ai có thể làm thay được. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có thể có các biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các công việc của mình.
Vì vậy, để góp phần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đúng mức và không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ đang đẩy mạnh áp dụng các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó giúp các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và kịp thời đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
Các chương trình tuyên truyền trên đài truyền hình trung ương và địa phương đã, đang và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ kinh phí để tuyên truyền các chương trình về sở hữu trí tuệ. Các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức tiếp tục được Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức theo kế hoạch hàng năm.
Bên cạnh đó, Cục sở hữu trí tuệ sẵn sàng cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp cũng như tiếp tục triển khai các nội dung hỗ trợ xây dựng và phát triển các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Hiện sản phẩm của nhiều địa phương cũng đang được hỗ trợ phương pháp luận và kinh phí xây dựng và phát triển nhãn hiệu.
Với những giải pháp Cục sở hữu Trí tuệ đề ra, hy vọng các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến của Việt Nam sẽ thành công trong việc xây dựng thương hiệu dành được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Cảm ơn ông!/.
Phương Hoàn (Vietnam+)