Ngày 5/12 (tức 30/10 Âm lịch), tại chùa Bà Đá, quận Hoàn Kiếm, Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 702 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt (1308-2010) theo nghi lễ Phật giáo trang trọng.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đọc chúc văn tưởng niệm khẳng định dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ sư - Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp “Hộ quốc an dân,” đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
“Là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo truyền thống 'Tốt đời đẹp đạo' hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một Tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam,” Thượng tọa nêu rõ.
Theo tài liệu sử sách, Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) tên húy là Trần Khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Lên ngôi năm 1278, Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trong thời gian ở ngôi vua, ông đã tham gia lãnh đạo quân dân đánh thắng hai lần quân xâm lược Nguyên Mông.
Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành trên núi Yên Tử. Ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử Việt Nam và được sử sách ca ngợi là một trong các vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Ông còn là một nhà ngoại giao, triết gia, thi nhân vĩ đại với nhiều tác phẩm để đời. Ông mất tại am Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh tháng 11 năm Mậu Thân (1308), thọ 51 tuổi. Quốc tang được tổ chức tại Kinh đô Thăng Long...
Tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nghị quyết kỳ 3 - khóa VI) đã quyết định chọn ngày 1/11 Âm lịch (ngày nhập diệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông) là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo Việt Nam.
Cùng ngày, tại thành phố Bắc Giang, Ủy ban UNESCO Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam.
Hội thảo là một trong những hoạt động nằm trong chương trình bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích Tây Yên Tử, nhằm đề xuất các giải pháp, phương án bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Vĩnh Nghiêm - chốn tổ Phật giáo Bắc Giang, của hệ thống chùa tháp nằm ở phía Đông và Tây của dãy Yên Tử, bảo tồn kho mộc bản kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm, góp phần định hướng phát triển du lịch văn hóa, tâm linh ở tỉnh cũng như trong vùng.
Theo cuốn Từ điển Phật học Việt Nam, ngôi chùa này được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới và sáng lập ra phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, tại chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ được kho mộc bản kinh Phật độc đáo.
Hiện kho tài liệu mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc (bằng gỗ thị). Những bản khắc có niên đại sớm nhất là từ thế kỷ XIV, số còn lại được làm ở thế kỷ XVI, XVIII. Nội dung các tài liệu mộc bản chủ yếu ghi chép kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, trước tác của ba vị tổ thiền phái là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang./.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đọc chúc văn tưởng niệm khẳng định dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ sư - Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp “Hộ quốc an dân,” đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
“Là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo truyền thống 'Tốt đời đẹp đạo' hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần hòa hợp đa tôn giáo, xây dựng một Tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam,” Thượng tọa nêu rõ.
Theo tài liệu sử sách, Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) tên húy là Trần Khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Lên ngôi năm 1278, Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trong thời gian ở ngôi vua, ông đã tham gia lãnh đạo quân dân đánh thắng hai lần quân xâm lược Nguyên Mông.
Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành trên núi Yên Tử. Ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử Việt Nam và được sử sách ca ngợi là một trong các vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Ông còn là một nhà ngoại giao, triết gia, thi nhân vĩ đại với nhiều tác phẩm để đời. Ông mất tại am Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh tháng 11 năm Mậu Thân (1308), thọ 51 tuổi. Quốc tang được tổ chức tại Kinh đô Thăng Long...
Tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nghị quyết kỳ 3 - khóa VI) đã quyết định chọn ngày 1/11 Âm lịch (ngày nhập diệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông) là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo Việt Nam.
Cùng ngày, tại thành phố Bắc Giang, Ủy ban UNESCO Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam.
Hội thảo là một trong những hoạt động nằm trong chương trình bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích Tây Yên Tử, nhằm đề xuất các giải pháp, phương án bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Vĩnh Nghiêm - chốn tổ Phật giáo Bắc Giang, của hệ thống chùa tháp nằm ở phía Đông và Tây của dãy Yên Tử, bảo tồn kho mộc bản kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm, góp phần định hướng phát triển du lịch văn hóa, tâm linh ở tỉnh cũng như trong vùng.
Theo cuốn Từ điển Phật học Việt Nam, ngôi chùa này được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới và sáng lập ra phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, tại chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ được kho mộc bản kinh Phật độc đáo.
Hiện kho tài liệu mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3.000 bản khắc (bằng gỗ thị). Những bản khắc có niên đại sớm nhất là từ thế kỷ XIV, số còn lại được làm ở thế kỷ XVI, XVIII. Nội dung các tài liệu mộc bản chủ yếu ghi chép kinh luật nhà Phật, lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, trước tác của ba vị tổ thiền phái là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang./.
Việt Hùng (TTXVN/Vietnam+)