Ngày 24/12, đại diện lãnh đạo cùng đông đảo nhân dân tỉnh Phú Yên đã đến Nhà lưu niệm cố Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ở thành phố Tuy Hòa, dâng hương tưởng niệm nhân 16 năm ngày mất của ông (24/12/1996-24/12/2012).
Ông Phan Đình Phùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên đã ôn lại thân thế, sự nghiệp, cuộc đời cách mạng của Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và sự kiện ngày 29/10/1961 ông được quân, dân Phú Yên giải thoát thành công khi đang bị quản thúc tại Phú Yên.
Trở về căn cứ, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và tháng 2/1962, tại Đại hội lần thứ nhất, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Luật sư tiếp tục giữ những cương vị quan trọng như Phó Chủ tịch nước, quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Mặc dù quê ở tỉnh Long An, nhưng thời gian bị quản thúc tại Phú Yên từ năm 1955-1961 đã để lại trong lòng Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ những tình cảm sâu nặng, ông đã coi Phú Yên là quê hương thứ hai của mình.
Dấu ấn về cuộc đời hoạt động của ông được nhân dân Phú Yên trân trọng lưu giữ tại Nhà lưu niệm ở thành phố Tuy Hòa. Ở đây, ngoài hàng trăm bức ảnh tư liệu, còn lưu giữ hàng trăm kỷ vật trong cuộc đời hoạt động của ông như bộ ghế tiếp khách, điện thoại, máy chữ, cặp da, cuốn sổ tay, chiếc chìa khóa “Công dân danh dự” của thành phố Praha, chiếc búa lệnh của Hoàng gia Thái Lan trao tặng do những cống hiến không mệt mỏi của Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ vì hòa bình thế giới, vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam./.
Ông Phan Đình Phùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên đã ôn lại thân thế, sự nghiệp, cuộc đời cách mạng của Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và sự kiện ngày 29/10/1961 ông được quân, dân Phú Yên giải thoát thành công khi đang bị quản thúc tại Phú Yên.
Trở về căn cứ, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và tháng 2/1962, tại Đại hội lần thứ nhất, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Luật sư tiếp tục giữ những cương vị quan trọng như Phó Chủ tịch nước, quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Mặc dù quê ở tỉnh Long An, nhưng thời gian bị quản thúc tại Phú Yên từ năm 1955-1961 đã để lại trong lòng Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ những tình cảm sâu nặng, ông đã coi Phú Yên là quê hương thứ hai của mình.
Dấu ấn về cuộc đời hoạt động của ông được nhân dân Phú Yên trân trọng lưu giữ tại Nhà lưu niệm ở thành phố Tuy Hòa. Ở đây, ngoài hàng trăm bức ảnh tư liệu, còn lưu giữ hàng trăm kỷ vật trong cuộc đời hoạt động của ông như bộ ghế tiếp khách, điện thoại, máy chữ, cặp da, cuốn sổ tay, chiếc chìa khóa “Công dân danh dự” của thành phố Praha, chiếc búa lệnh của Hoàng gia Thái Lan trao tặng do những cống hiến không mệt mỏi của Luật sư-Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ vì hòa bình thế giới, vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam./.
Thế Lập (TTXVN)