Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập sáng 16/6 đã trình Hạ viện kiến nghị bất tín nhiệm đối với nội các của tân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan.
Bản kiến nghị này dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể của Hạ viện chiều cùng ngày. Theo giới phân tích, bản kiến nghị này chắc chắn sẽ bị bác bỏ tại Hạ viện - nơi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) của Thủ tướng Naoto Kan chiếm đa số ghế.
Liên quan đến vấn đề căn cứ Futenma, Thủ tướng Naoto Kan ngày 15/6 đã gặp Tỉnh trưởng tỉnh Okinawa, ông Hirokazu Naikama. Theo báo chí Nhật Bản, tại cuộc gặp, Thủ tướng Naoto Kan cam kết sẽ giải quyết vấn đề tái bố trí căn cứ Futenma của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ theo Tuyên bố chung Nhật-Mỹ. Chính phủ sẽ thương lượng với tỉnh Okinawa, đồng thời nỗ lực hết sức để giảm nhẹ gánh nặng cho tỉnh này.
Về phần mình, ông Naikama nhấn mạnh khó có thể chấp nhận kế hoạch tái bố trí căn cứ quân sự Futenma của Mỹ theo thỏa thuận song phương mà Mỹ và Nhật Bản đạt được cuối tháng Năm vừa qua. Ông cho rằng mong muốn di chuyển căn cứ Futenma ra khỏi tỉnh của người dân Okinawa không được đáp ứng và triển vọng chuyển căn cứ này đến Nagoya là rất mong manh.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Naikama cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản nỗ lực nhằm giảm bớt gánh nặng cho tỉnh. Các vụ phạm tội và tai nạn liên quan đến binh sỹ Mỹ đang gia tăng ở tỉnh Okinawa.
Cũng liên quan đến quan hệ Mỹ-Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada ngày 15/6 cho biết thỏa thuận song phương ký năm 1969 cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa trong trường hợp khẩn cấp đã hết hiệu lực. Ông Okada là người đứng đầu nhóm điều tra về những thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Nhật Bản liên quan đến vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Okada nói rằng Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận thỏa thuận trên hết hiệu lực từ trước khi một nhóm chuyên gia Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố kết quả điều tra hồi tháng Ba.
Ngoại trưởng Okada cũng cam kết Nhật Bản tiếp tục trung thành với ba chính sách phi hạt nhân là không sản xuất, không sở hữu và không cho phép đưa hạt nhân vào lãnh thổ nước này. Ông cũng khẳng định Tokyo sẽ không cho phép sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, và sẽ dựa trên nguyên tắc này trong ứng xử với Washington nếu có bất cứ đề nghị nào của Mỹ về việc giới thiệu vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản./.
Bản kiến nghị này dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể của Hạ viện chiều cùng ngày. Theo giới phân tích, bản kiến nghị này chắc chắn sẽ bị bác bỏ tại Hạ viện - nơi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) của Thủ tướng Naoto Kan chiếm đa số ghế.
Liên quan đến vấn đề căn cứ Futenma, Thủ tướng Naoto Kan ngày 15/6 đã gặp Tỉnh trưởng tỉnh Okinawa, ông Hirokazu Naikama. Theo báo chí Nhật Bản, tại cuộc gặp, Thủ tướng Naoto Kan cam kết sẽ giải quyết vấn đề tái bố trí căn cứ Futenma của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ theo Tuyên bố chung Nhật-Mỹ. Chính phủ sẽ thương lượng với tỉnh Okinawa, đồng thời nỗ lực hết sức để giảm nhẹ gánh nặng cho tỉnh này.
Về phần mình, ông Naikama nhấn mạnh khó có thể chấp nhận kế hoạch tái bố trí căn cứ quân sự Futenma của Mỹ theo thỏa thuận song phương mà Mỹ và Nhật Bản đạt được cuối tháng Năm vừa qua. Ông cho rằng mong muốn di chuyển căn cứ Futenma ra khỏi tỉnh của người dân Okinawa không được đáp ứng và triển vọng chuyển căn cứ này đến Nagoya là rất mong manh.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Naikama cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản nỗ lực nhằm giảm bớt gánh nặng cho tỉnh. Các vụ phạm tội và tai nạn liên quan đến binh sỹ Mỹ đang gia tăng ở tỉnh Okinawa.
Cũng liên quan đến quan hệ Mỹ-Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada ngày 15/6 cho biết thỏa thuận song phương ký năm 1969 cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới Okinawa trong trường hợp khẩn cấp đã hết hiệu lực. Ông Okada là người đứng đầu nhóm điều tra về những thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Nhật Bản liên quan đến vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Okada nói rằng Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận thỏa thuận trên hết hiệu lực từ trước khi một nhóm chuyên gia Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố kết quả điều tra hồi tháng Ba.
Ngoại trưởng Okada cũng cam kết Nhật Bản tiếp tục trung thành với ba chính sách phi hạt nhân là không sản xuất, không sở hữu và không cho phép đưa hạt nhân vào lãnh thổ nước này. Ông cũng khẳng định Tokyo sẽ không cho phép sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, và sẽ dựa trên nguyên tắc này trong ứng xử với Washington nếu có bất cứ đề nghị nào của Mỹ về việc giới thiệu vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)