Tối nay (2/10), tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng, Hội doanh nhân trẻ Hải Phòng long trọng tổ chức chương trình “In dấu rồng thiêng” và trao tặng đôi Đại ngọc bình cho Ủy ban Nhân dân thành phố.
Chính quyền thành phố sẽ thay mặt nhân dân Hải Phòng tặng đôi Đại ngọc bình này cho nhân dân Thủ đô nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đôi Đại ngọc bình, có tên gọi “Ngọc Bình hướng tới nghìn năm,” thuộc dòng gốm cổ Luy Lâu, có đường kính 1,30m, cao 2,7m, nặng 0,7 tấn và được Nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chế tác.
Những họa tiết trên bề mặt Ngọc Bình phản ánh nét văn hóa đặc trưng thời Lý-Trần và một số hình ảnh, con người của Hải Phòng như lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn, cảng Hải Phòng, tượng nữ tướng Lê Chân hay Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương trình "In dấu rồng thiêng" được tổ chức với qui mô hoành tráng, qui tụ hơn 450 diễn viên của các đoàn nghệ thuật và được dàn dựng công phu theo một kịch bản xuyên suốt, tái hiện được thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, thời khắc vua Lý Công Uẩn đọc “Chiếu dời đô” chính thức chọn Thăng Long làm kinh đô của nước Đại Việt.
Ban tổ chức còn trưng bày một số bức tranh giàu tính lịch sử về Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng xưa trong phạm vi chương trình./.
Chính quyền thành phố sẽ thay mặt nhân dân Hải Phòng tặng đôi Đại ngọc bình này cho nhân dân Thủ đô nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đôi Đại ngọc bình, có tên gọi “Ngọc Bình hướng tới nghìn năm,” thuộc dòng gốm cổ Luy Lâu, có đường kính 1,30m, cao 2,7m, nặng 0,7 tấn và được Nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chế tác.
Những họa tiết trên bề mặt Ngọc Bình phản ánh nét văn hóa đặc trưng thời Lý-Trần và một số hình ảnh, con người của Hải Phòng như lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn, cảng Hải Phòng, tượng nữ tướng Lê Chân hay Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chương trình "In dấu rồng thiêng" được tổ chức với qui mô hoành tráng, qui tụ hơn 450 diễn viên của các đoàn nghệ thuật và được dàn dựng công phu theo một kịch bản xuyên suốt, tái hiện được thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, thời khắc vua Lý Công Uẩn đọc “Chiếu dời đô” chính thức chọn Thăng Long làm kinh đô của nước Đại Việt.
Ban tổ chức còn trưng bày một số bức tranh giàu tính lịch sử về Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng xưa trong phạm vi chương trình./.
Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)