Một ngày đầu xuân Nhâm Thìn, phóng viên Vietnam+ đến thăm nhạc sỹ Phạm Tuyên. Được gặp ông trong căn hộ tập thể tầng ba giản dị, nghe ông nói những lời chân tình, thật ấm áp trong lòng.
Phạm Tuyên là tác giả của khoảng 700 ca khúc, trong đó có ba ca khúc viết về Đảng thật thành công và dồi dào cảm xúc. Chúng tôi đã tìm hiểu nguồn cảm hứng để sáng tác những ca khúc trào dâng sức sống và nồng nàn cảm xúc về Đảng, từ người nhạc sỹ nổi tiếng, sinh năm 1930 này.
Từ viết cho mình “sáng mắt sáng lòng”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại: “Tôi viết ‘Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng’ vào lúc còn trẻ tuổi, là thời thanh niên sôi nổi của tôi.”
Theo nhạc sỹ, trong hoàn cảnh miền Bắc vừa giải phóng được mấy năm. Đó là vào năm 1959. “Quả thật tôi viết không phải để cho mọi người hát mà viết ghi lại cảm xúc của chính bản thân mình. Cảm hứng của tôi bắt nguồn từ bài thơ của nhà thơ Pháp Louis Aragon đã được Tố Hữu dịch.
Tôi không xuất thân từ thành phần công nông, nhưng tôi hiểu được rằng “Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà.” Nhiều người đã nhận xét tuy nói rằng viết cho mình và một số bạn bè hát nhưng Phạm Tuyên đã viết theo phong cách chuyên nghiệp với tiết tấu tinh vi.
Được biết, ông tâm đắc với đoạn: “Từ đây lòng tôi sướng vui đau khổ và tình yêu, căm giận hóa lời ca. Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà.” Anh Trần Lâm- Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam khi ấy bảo: “Đó xúc động chân thành. Âm nhạc không thể nào nói dối được.”
Nhạc sỹ đã viết bài ca với trọn vẹn tình cảm của ông và cũng là tình cảm của cả một thế hệ. Bây giờ, nghe lại vẫn xúc động với muôn người. Hơn nửa thế kỷ đã qua, ca khúc này vẫn tràn sức sống. Đầu tiên, hai ca sỹ Lê Dung và Thanh Hoa hát song ca, sau đến các giọng ca nam như Quang Thọ, Trần Hiếu, Quý Dương. Mỗi nghệ sỹ có phong cách riêng nhưng đều thể hiện được cảm xúc mà nhạc sỹ muốn gửi gắm. Đó là hạnh phúc lớn với người sáng tác.
Đến “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên trầm ngâm rồi kể lại: “Năm 1960, tôi làm công tác biên tập ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi cùng suy nghĩ và động viên anh em sáng tác nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Tôi nhớ một câu của chiến sĩ cộng sản Pháp Paul Vaillant Couturier: ‘Chủ nghĩa cộng sản là tuổi thanh xuân của thế giới.’ Lại cộng với thực tế ngày thành lập Đảng luôn vào dịp đầu xuân và tôi đã viết từ cảm hứng: Đảng cho ta mùa xuân.”
Thực tế đã cho thấy, ca khúc nêu trên tất cả mọi người có thể cùng hát được. Chính nhạc sỹ Phạm Tuyên đã rất xúc động khi ông vào thành phố Hồ Chí Minh (năm 1976), mới sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước một năm mà đã thấy thanh niên cùng hát "Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng." Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu gặp nhạc sỹ Phạm Tuyên đã nói: “Sao anh viết đề tài chính luận mà lại tươi sáng vậy, chúng tôi có thể nắm tay nhau đung đưa mà hát chứ không phải đứng nghiêm trang, cứng nhắc.”
Đến hiện nay vẫn vậy, bất cứ tổ chức học sinh-sinh viên, cán bộ nhân viên hay nghệ sỹ khi thể hiện bài hát đều hòa âm hưởng tươi vui, tràn sức sống: “Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau…Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân.”
Nhớ lại, khi bài hát mới ra đời, trên sóng đài phát thanh lần đầu là do tốp ca nữ thể hiện. Sau này, được phổ biến, ai cũng hỏi sao bài hát tự nhiên và thoải mái thế thì nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng trả lời giản dị rằng: “Tôi viết thực với cảm xúc của tôi chứ có răn dạy ai đâu!”
Vậy là từ mùa xuân năm Canh Tý 1960 đến nay, ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” đã trở thành một trong những bài ca xuân bất hủ của nước nhà. Mùa xuân của độc lập dân tộc, của tinh thần chiến đấu và dựng xây luôn tươi mới.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên nói: “Tôi ngẫm rằng cứ bài nào vượt qua thời gian là phần thưởng với tôi. Tôi vẫn nói với phóng viên rằng nằm ngoài ý muốn của bất cứ ai, vị giám khảo công minh nhất của mọi sáng tạo là công chúng và thời gian.”
“Chúng tôi thuộc thế hệ trưởng thành trong khó khăn, thử thách và nhờ cảm xúc chân thành mà viết được những bài ca cho đời. Chúng tôi chứng kiến nhiều người xung phong đi vào chỗ hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc, nên rất xúc động và cảm phục…Bây giờ ai bảo tôi viết lại một bài có sức lan tỏa phổ biến cỡ “Như có Bác trong ngày vui Đại thắng” thì tôi nói thật là tôi muốn lắm nhưng không viết được. Yếu tố thời đại và hoàn cảnh có cảm xúc phải thật,” nhạc sỹ chia sẻ.
Và “Màu cờ tôi yêu”
Cùng là những ca khúc về Đảng nhưng cảm xúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên rất khác. Ông đã tâm sự rằng: “Sang những năm 79-80 của thế kỷ 20, Đảng ta gặp nhiều khó khăn nên vấn đề niềm tin vào Đảng rất cần được củng cố.”
Lần ấy, nhạc sỹ Phạm Tuyên vào miền Nam công tác, ông gặp nhà thơ Diệp Minh Tuyền và “Hai anh em bàn với nhau rằng sắp tới, kỷ niệm thành lập Đảng sẽ cùng xem phải có sáng tác thế nào đây để góp phần xây dựng và củng cố niềm tin vào Đảng.”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại: “Lúc tôi lên máy bay ra Hà Nội, Diệp Minh Tuyền nói: ‘Em đã nghĩ… Em có bài thơ lục bát ‘Màu cờ tôi yêu,’ anh xem nhé! Lên máy bay, đọc bài thơ tôi thấy có những ý đúng với tình cảm của mình và nét nhạc hình thành rất nhanh. Thực ra thơ lục bát phổ nhạc rất khó hay nhưng bài thơ của Diệp Minh Tuyền có nhạc tính rất rõ, tôi không phải sửa lời mới lạ chứ. Và 'Màu cờ tôi yêu ra đời."
"Khi Lê Dung và Thanh Hoa được giao tập và hát thì các bạn ấy rất thích. Tôi hỏi: 'Các bạn có biết tôi thấy chỗ nào hay, cần nhấn mạnh không?' Các bạn ấy rất hứng thú say sưa và bảo “Chỗ nào cũng hay!”
Tôi nói, thực ra đó là câu: mà tôi và Diệp Minh Tuyền muốn gửi gắm: “Suốt đời lòng dặn giữ lời, đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau.” Trong băng lần đầu thu, câu ấy được hát rất chậm để nhấn mạnh,” nhạc sỹ kể lại.
Đầu năm 2000, trong kết quả bình chọn 10 bài hát hay nhất về Đảng của Đài tiếng nói Việt Nam đã có cả ba ca khúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên. Ông nói: “Trong rất nhiều các bài hát của tôi đều có tinh thần ấy, niềm tin ấy. Bây giờ tôi chỉ tiếc quỹ thời gian không còn nhiều, mà lại cần thâm nhập đời sống nhiều hơn nữa mới viết được những ca khúc tiếp nối cảm xúc trước đây. Và tôi mong có sự bàn giao cho các nhạc sỹ trẻ. Tôi biết rằng khó song rất cần.”/.
Phạm Tuyên là tác giả của khoảng 700 ca khúc, trong đó có ba ca khúc viết về Đảng thật thành công và dồi dào cảm xúc. Chúng tôi đã tìm hiểu nguồn cảm hứng để sáng tác những ca khúc trào dâng sức sống và nồng nàn cảm xúc về Đảng, từ người nhạc sỹ nổi tiếng, sinh năm 1930 này.
Từ viết cho mình “sáng mắt sáng lòng”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại: “Tôi viết ‘Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng’ vào lúc còn trẻ tuổi, là thời thanh niên sôi nổi của tôi.”
Theo nhạc sỹ, trong hoàn cảnh miền Bắc vừa giải phóng được mấy năm. Đó là vào năm 1959. “Quả thật tôi viết không phải để cho mọi người hát mà viết ghi lại cảm xúc của chính bản thân mình. Cảm hứng của tôi bắt nguồn từ bài thơ của nhà thơ Pháp Louis Aragon đã được Tố Hữu dịch.
Tôi không xuất thân từ thành phần công nông, nhưng tôi hiểu được rằng “Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà.” Nhiều người đã nhận xét tuy nói rằng viết cho mình và một số bạn bè hát nhưng Phạm Tuyên đã viết theo phong cách chuyên nghiệp với tiết tấu tinh vi.
Được biết, ông tâm đắc với đoạn: “Từ đây lòng tôi sướng vui đau khổ và tình yêu, căm giận hóa lời ca. Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà.” Anh Trần Lâm- Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam khi ấy bảo: “Đó xúc động chân thành. Âm nhạc không thể nào nói dối được.”
Nhạc sỹ đã viết bài ca với trọn vẹn tình cảm của ông và cũng là tình cảm của cả một thế hệ. Bây giờ, nghe lại vẫn xúc động với muôn người. Hơn nửa thế kỷ đã qua, ca khúc này vẫn tràn sức sống. Đầu tiên, hai ca sỹ Lê Dung và Thanh Hoa hát song ca, sau đến các giọng ca nam như Quang Thọ, Trần Hiếu, Quý Dương. Mỗi nghệ sỹ có phong cách riêng nhưng đều thể hiện được cảm xúc mà nhạc sỹ muốn gửi gắm. Đó là hạnh phúc lớn với người sáng tác.
Đến “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên trầm ngâm rồi kể lại: “Năm 1960, tôi làm công tác biên tập ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi cùng suy nghĩ và động viên anh em sáng tác nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Tôi nhớ một câu của chiến sĩ cộng sản Pháp Paul Vaillant Couturier: ‘Chủ nghĩa cộng sản là tuổi thanh xuân của thế giới.’ Lại cộng với thực tế ngày thành lập Đảng luôn vào dịp đầu xuân và tôi đã viết từ cảm hứng: Đảng cho ta mùa xuân.”
Thực tế đã cho thấy, ca khúc nêu trên tất cả mọi người có thể cùng hát được. Chính nhạc sỹ Phạm Tuyên đã rất xúc động khi ông vào thành phố Hồ Chí Minh (năm 1976), mới sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước một năm mà đã thấy thanh niên cùng hát "Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng." Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu gặp nhạc sỹ Phạm Tuyên đã nói: “Sao anh viết đề tài chính luận mà lại tươi sáng vậy, chúng tôi có thể nắm tay nhau đung đưa mà hát chứ không phải đứng nghiêm trang, cứng nhắc.”
Đến hiện nay vẫn vậy, bất cứ tổ chức học sinh-sinh viên, cán bộ nhân viên hay nghệ sỹ khi thể hiện bài hát đều hòa âm hưởng tươi vui, tràn sức sống: “Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau…Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân.”
Nhớ lại, khi bài hát mới ra đời, trên sóng đài phát thanh lần đầu là do tốp ca nữ thể hiện. Sau này, được phổ biến, ai cũng hỏi sao bài hát tự nhiên và thoải mái thế thì nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng trả lời giản dị rằng: “Tôi viết thực với cảm xúc của tôi chứ có răn dạy ai đâu!”
Vậy là từ mùa xuân năm Canh Tý 1960 đến nay, ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” đã trở thành một trong những bài ca xuân bất hủ của nước nhà. Mùa xuân của độc lập dân tộc, của tinh thần chiến đấu và dựng xây luôn tươi mới.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên nói: “Tôi ngẫm rằng cứ bài nào vượt qua thời gian là phần thưởng với tôi. Tôi vẫn nói với phóng viên rằng nằm ngoài ý muốn của bất cứ ai, vị giám khảo công minh nhất của mọi sáng tạo là công chúng và thời gian.”
“Chúng tôi thuộc thế hệ trưởng thành trong khó khăn, thử thách và nhờ cảm xúc chân thành mà viết được những bài ca cho đời. Chúng tôi chứng kiến nhiều người xung phong đi vào chỗ hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc, nên rất xúc động và cảm phục…Bây giờ ai bảo tôi viết lại một bài có sức lan tỏa phổ biến cỡ “Như có Bác trong ngày vui Đại thắng” thì tôi nói thật là tôi muốn lắm nhưng không viết được. Yếu tố thời đại và hoàn cảnh có cảm xúc phải thật,” nhạc sỹ chia sẻ.
Và “Màu cờ tôi yêu”
Cùng là những ca khúc về Đảng nhưng cảm xúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên rất khác. Ông đã tâm sự rằng: “Sang những năm 79-80 của thế kỷ 20, Đảng ta gặp nhiều khó khăn nên vấn đề niềm tin vào Đảng rất cần được củng cố.”
Lần ấy, nhạc sỹ Phạm Tuyên vào miền Nam công tác, ông gặp nhà thơ Diệp Minh Tuyền và “Hai anh em bàn với nhau rằng sắp tới, kỷ niệm thành lập Đảng sẽ cùng xem phải có sáng tác thế nào đây để góp phần xây dựng và củng cố niềm tin vào Đảng.”
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể lại: “Lúc tôi lên máy bay ra Hà Nội, Diệp Minh Tuyền nói: ‘Em đã nghĩ… Em có bài thơ lục bát ‘Màu cờ tôi yêu,’ anh xem nhé! Lên máy bay, đọc bài thơ tôi thấy có những ý đúng với tình cảm của mình và nét nhạc hình thành rất nhanh. Thực ra thơ lục bát phổ nhạc rất khó hay nhưng bài thơ của Diệp Minh Tuyền có nhạc tính rất rõ, tôi không phải sửa lời mới lạ chứ. Và 'Màu cờ tôi yêu ra đời."
"Khi Lê Dung và Thanh Hoa được giao tập và hát thì các bạn ấy rất thích. Tôi hỏi: 'Các bạn có biết tôi thấy chỗ nào hay, cần nhấn mạnh không?' Các bạn ấy rất hứng thú say sưa và bảo “Chỗ nào cũng hay!”
Tôi nói, thực ra đó là câu: mà tôi và Diệp Minh Tuyền muốn gửi gắm: “Suốt đời lòng dặn giữ lời, đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau.” Trong băng lần đầu thu, câu ấy được hát rất chậm để nhấn mạnh,” nhạc sỹ kể lại.
Đầu năm 2000, trong kết quả bình chọn 10 bài hát hay nhất về Đảng của Đài tiếng nói Việt Nam đã có cả ba ca khúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên. Ông nói: “Trong rất nhiều các bài hát của tôi đều có tinh thần ấy, niềm tin ấy. Bây giờ tôi chỉ tiếc quỹ thời gian không còn nhiều, mà lại cần thâm nhập đời sống nhiều hơn nữa mới viết được những ca khúc tiếp nối cảm xúc trước đây. Và tôi mong có sự bàn giao cho các nhạc sỹ trẻ. Tôi biết rằng khó song rất cần.”/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)