Hiện nay, tật khúc xạ ở học sinh đang trở thành mối quan tâm và lo lắng của toàn xã hội.
Tại Hội nghị đánh giá và xây dựng kế hoạch ưu tiên chăm sóc mắt ở Việt Nam tổ chức ngày 6/6, tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng – Bệnh viện mắt Trung ương đưa ra con số cho thấy cả nước có 3 triệu trẻ em từ 5-16 tuổi cần kính.
Những người có tật khúc xạ về mắt có tỷ lệ mắc từ 15-40% dân số, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc tật khúc xạ nhất.
Đáng lưu ý là tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao ở học sinh thành phố khoảng 40-50% và ở vùng nông thôn từ 10-15%, trong đó có khoảng 10% học sinh nghèo cần được hỗ trợ tiền mua kính.
Nguyên nhân trẻ em mắc tật khúc xạ cao là do chọn nơi học tập thiếu ánh sáng. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại cùng với việc tiếp xúc những thiết bị như tivi, chơi trò chơi điện tử, vi tính, đọc truyện nhiều… khiến tỷ lệ mắc khúc xạ càng cao.
Về công tác phòng chống mù lòa, giáo sư-tiến sỹ Đỗ Như Hơn - Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 người mù lòa và 1,5 triệu người khiếm thị.
Trong số các nguyên nhân gây mù chính hiện nay thì yếu tố đục thể thủy tinh chiếm tới 66%, bệnh glôcôm chiếm 6,5%, biến chứng phẫu thuật chiếm 4,1%.
Ông Hơn đánh giá, so với 10 năm trước, số người mù lòa đã giảm đi nhiều do có sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn lớn cho công tác phòng chống mù lòa hiện nay là nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền điều trị.
Một cuộc điều tra quốc gia gần đây cho thấy có khoảng 10-30% bệnh nhân nghèo không có tiền để trả cho việc khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh về mắt.
Thực tế là hiện nay bảo hiểm y tế chỉ thanh toán được 80% chi phí cho bệnh nhân đúng tuyến và 30% bệnh nhân có thẻ vượt tuyến. Một số ý kiến đưa ra tại hội thảo đề nghị Bộ Y tế và bảo hiểm y tế có thể thanh toán 80% chi phí phẫu thuật thủy tinh thể cho bệnh nhân mổ đục thủy tinh thể ở bất kỳ tuyến nào.
Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực y tế về nhãn khoa còn mỏng và thiếu nhiều. Điển hình như toàn tỉnh Bình Định chỉ có 31 bác sỹ mắt, như vậy tỷ lệ 1 bác sỹ nhãn khoa tại tỉnh sẽ phục vụ cho 48.000 dân.
Vì vậy, hầu hết các ý kiến kiến nghị đưa ra trong hội nghị đều tập trung vào vấn đề trong thời gian tới Việt Nam cần đưa ra được kế hoạch và chiến lược cụ thể để giúp đỡ người nghèo và tăng cường đào tạo thêm lực lượng bác sỹ nhãn khoa./.
Tại Hội nghị đánh giá và xây dựng kế hoạch ưu tiên chăm sóc mắt ở Việt Nam tổ chức ngày 6/6, tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng – Bệnh viện mắt Trung ương đưa ra con số cho thấy cả nước có 3 triệu trẻ em từ 5-16 tuổi cần kính.
Những người có tật khúc xạ về mắt có tỷ lệ mắc từ 15-40% dân số, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc tật khúc xạ nhất.
Đáng lưu ý là tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao ở học sinh thành phố khoảng 40-50% và ở vùng nông thôn từ 10-15%, trong đó có khoảng 10% học sinh nghèo cần được hỗ trợ tiền mua kính.
Nguyên nhân trẻ em mắc tật khúc xạ cao là do chọn nơi học tập thiếu ánh sáng. Đặc biệt, cuộc sống hiện đại cùng với việc tiếp xúc những thiết bị như tivi, chơi trò chơi điện tử, vi tính, đọc truyện nhiều… khiến tỷ lệ mắc khúc xạ càng cao.
Về công tác phòng chống mù lòa, giáo sư-tiến sỹ Đỗ Như Hơn - Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 người mù lòa và 1,5 triệu người khiếm thị.
Trong số các nguyên nhân gây mù chính hiện nay thì yếu tố đục thể thủy tinh chiếm tới 66%, bệnh glôcôm chiếm 6,5%, biến chứng phẫu thuật chiếm 4,1%.
Ông Hơn đánh giá, so với 10 năm trước, số người mù lòa đã giảm đi nhiều do có sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn lớn cho công tác phòng chống mù lòa hiện nay là nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền điều trị.
Một cuộc điều tra quốc gia gần đây cho thấy có khoảng 10-30% bệnh nhân nghèo không có tiền để trả cho việc khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh về mắt.
Thực tế là hiện nay bảo hiểm y tế chỉ thanh toán được 80% chi phí cho bệnh nhân đúng tuyến và 30% bệnh nhân có thẻ vượt tuyến. Một số ý kiến đưa ra tại hội thảo đề nghị Bộ Y tế và bảo hiểm y tế có thể thanh toán 80% chi phí phẫu thuật thủy tinh thể cho bệnh nhân mổ đục thủy tinh thể ở bất kỳ tuyến nào.
Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực y tế về nhãn khoa còn mỏng và thiếu nhiều. Điển hình như toàn tỉnh Bình Định chỉ có 31 bác sỹ mắt, như vậy tỷ lệ 1 bác sỹ nhãn khoa tại tỉnh sẽ phục vụ cho 48.000 dân.
Vì vậy, hầu hết các ý kiến kiến nghị đưa ra trong hội nghị đều tập trung vào vấn đề trong thời gian tới Việt Nam cần đưa ra được kế hoạch và chiến lược cụ thể để giúp đỡ người nghèo và tăng cường đào tạo thêm lực lượng bác sỹ nhãn khoa./.
Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dân hiện vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Cứ 1/3 dân số thế giới (hơn 2 tỷ người) bị tật khúc xạ, đa phần là cận thị. Khoảng 37 triệu người mù và 124 triệu người thị lực thấp có nguy cơ dẫn đến mù. |
Thùy Giang (Vietnam+)