Ngày 7/2, đảng Ennahda cầm quyền tại Tunisia đã bác bỏ kế hoạch của Thủ tướng Hamadi Jebali thành lập một nội các mới gồm các nhà kỹ trị phi đảng phái sau khi giải tán chính phủ liên minh.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh thủ lĩnh đảng Những Người yêu nước Dân chủ (DPP) đối lập, ông Chokri Belaid, bị bắn chết ngay trước cửa nhà riêng vào sáng 6/2, dẫn tới làn sóng biểu tình rầm rộ ở Tunisia. Tối 6/2, Thủ tướng Jebali thông báo ông quyết định giải tán chính phủ liên minh hiện tại và thành lập một chính phủ mới gồm các nhà kỹ trị độc lập sẽ không tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
Thủ tướng Jebali cho biết ông đưa ra quyết định trên nhằm "chấm dứt tình trạng căng thẳng chính trị và đảm bảo thành công của quá trình chuyển tiếp dân chủ." Đây được xem là một sự nhượng bộ của chính phủ trước lực lượng đối lập vốn từ lâu đã yêu cầu phải tiến hành cải tổ nội các do người Hồi giáo chi phối.
Tuy nhiên, lãnh đạo khối nghị sỹ thuộc đảng Ennahda tại quốc hội, ông Sahbi Atig cho biết các nghị sỹ Ennadlha bác bỏ kế hoạch trên của Thủ tướng Jebali, đồng thời cho rằng Thủ tướng đã đưa ra quyết định khi chưa tham vấn liên minh cầm quyền cũng như đảng Ennahda.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Moncef Marzouki ngày 7/2 cho biết Tổng thống chưa nhận được bất cứ thông tin nào về nội các mới mà ông Jebali thông báo thành lập và cũng chưa nhận được đơn từ chức của Thủ tướng.
Theo người phát ngôn Văn phòng Tổng thống, ông Adnene Manser, mọi thay đổi về quyền lãnh đạo đất nước đều phải diễn ra trong khuôn khổ luật pháp mà đại diện là Hội đồng Lập hiến Quốc gia (NCA). Tuy nhiên, ông Manser cho biết Tổng thống ủng hộ việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, trong đó các nhà kỹ trị điều hành các bộ kinh tế và công nghệ. Hiện, Tổng thống Maduki đang tiến hành đàm phán với các thủ lĩnh đối lập về việc này.
Đảng cầm quyền Ennahda hiện giữ 89 ghế trên tổng số 217 ghế tại quốc hội Tunisia. Đảng này đứng đầu liên minh cầm quyền cùng với hai đảng thế tục, trong đó có Đảng Đại hội Vì Nền dân chủ của Tổng thống Marzouki. Theo giới phân tích, cho dù ông Jebali vẫn giữ chức Tổng thư ký Ennadlha, vị trí của ông sẽ bị yếu đi do đảng của ông không chấp nhận rời khỏi chính phủ.
Sự chia rẽ trong nội bộ đảng Hồi giáo cầm quyền trong bối cảnh biểu tình và đụng độ tiếp diễn, có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tại Tunisia sau vụ ám sát thủ lĩnh đối lập. Các vụ đụng độ đã làm một cảnh sát thiệt mạng và các văn phòng của đảng Ennahda tại nhiều thị trấn bị lục soát và phóng hỏa.
Tại thủ đô, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình ở đại lộ Habib Bourguiba, nơi từng là tâm điểm trong làn sóng biểu tình lật đổ Tổng thống Ben Ali hồi năm 2011. Đụng độ cũng nổ ra tại thị trấn Gafsa ở miền Trung, sau khi người biểu tình ném bom xăng vào cảnh sát. Ít nhất 8 người đã bị thương.
Dự kiến hàng chục nghìn người sẽ xuống đường biểu tình trong lễ đưa tang ông Belaid ngày 8/2 sau buổi cầu nguyện cuối tuần. Trong khi đó các luật sư, thẩm phán và một số giáo viên đã bắt đầu đình công từ ngày 7/2.
Trong một diễn biến khác, bốn đảng đối lập, gồm Mặt trận Bình Dân, Al Joumhoury, Al Massar và Nida Tounes thông báo rút khỏi NCA, cơ quan được thành lập hồi tháng 10/2011 song vẫn chưa soạn thảo xong hiến pháp mới./.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh thủ lĩnh đảng Những Người yêu nước Dân chủ (DPP) đối lập, ông Chokri Belaid, bị bắn chết ngay trước cửa nhà riêng vào sáng 6/2, dẫn tới làn sóng biểu tình rầm rộ ở Tunisia. Tối 6/2, Thủ tướng Jebali thông báo ông quyết định giải tán chính phủ liên minh hiện tại và thành lập một chính phủ mới gồm các nhà kỹ trị độc lập sẽ không tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
Thủ tướng Jebali cho biết ông đưa ra quyết định trên nhằm "chấm dứt tình trạng căng thẳng chính trị và đảm bảo thành công của quá trình chuyển tiếp dân chủ." Đây được xem là một sự nhượng bộ của chính phủ trước lực lượng đối lập vốn từ lâu đã yêu cầu phải tiến hành cải tổ nội các do người Hồi giáo chi phối.
Tuy nhiên, lãnh đạo khối nghị sỹ thuộc đảng Ennahda tại quốc hội, ông Sahbi Atig cho biết các nghị sỹ Ennadlha bác bỏ kế hoạch trên của Thủ tướng Jebali, đồng thời cho rằng Thủ tướng đã đưa ra quyết định khi chưa tham vấn liên minh cầm quyền cũng như đảng Ennahda.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Moncef Marzouki ngày 7/2 cho biết Tổng thống chưa nhận được bất cứ thông tin nào về nội các mới mà ông Jebali thông báo thành lập và cũng chưa nhận được đơn từ chức của Thủ tướng.
Theo người phát ngôn Văn phòng Tổng thống, ông Adnene Manser, mọi thay đổi về quyền lãnh đạo đất nước đều phải diễn ra trong khuôn khổ luật pháp mà đại diện là Hội đồng Lập hiến Quốc gia (NCA). Tuy nhiên, ông Manser cho biết Tổng thống ủng hộ việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, trong đó các nhà kỹ trị điều hành các bộ kinh tế và công nghệ. Hiện, Tổng thống Maduki đang tiến hành đàm phán với các thủ lĩnh đối lập về việc này.
Đảng cầm quyền Ennahda hiện giữ 89 ghế trên tổng số 217 ghế tại quốc hội Tunisia. Đảng này đứng đầu liên minh cầm quyền cùng với hai đảng thế tục, trong đó có Đảng Đại hội Vì Nền dân chủ của Tổng thống Marzouki. Theo giới phân tích, cho dù ông Jebali vẫn giữ chức Tổng thư ký Ennadlha, vị trí của ông sẽ bị yếu đi do đảng của ông không chấp nhận rời khỏi chính phủ.
Sự chia rẽ trong nội bộ đảng Hồi giáo cầm quyền trong bối cảnh biểu tình và đụng độ tiếp diễn, có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tại Tunisia sau vụ ám sát thủ lĩnh đối lập. Các vụ đụng độ đã làm một cảnh sát thiệt mạng và các văn phòng của đảng Ennahda tại nhiều thị trấn bị lục soát và phóng hỏa.
Tại thủ đô, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình ở đại lộ Habib Bourguiba, nơi từng là tâm điểm trong làn sóng biểu tình lật đổ Tổng thống Ben Ali hồi năm 2011. Đụng độ cũng nổ ra tại thị trấn Gafsa ở miền Trung, sau khi người biểu tình ném bom xăng vào cảnh sát. Ít nhất 8 người đã bị thương.
Dự kiến hàng chục nghìn người sẽ xuống đường biểu tình trong lễ đưa tang ông Belaid ngày 8/2 sau buổi cầu nguyện cuối tuần. Trong khi đó các luật sư, thẩm phán và một số giáo viên đã bắt đầu đình công từ ngày 7/2.
Trong một diễn biến khác, bốn đảng đối lập, gồm Mặt trận Bình Dân, Al Joumhoury, Al Massar và Nida Tounes thông báo rút khỏi NCA, cơ quan được thành lập hồi tháng 10/2011 song vẫn chưa soạn thảo xong hiến pháp mới./.
(TTXVN)