Đoàn công tác huyện Na Hang sau khi kiểm tra, xác minh thực tế tại thôn Pác Củng, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang khẳng định người dân thôn Pác Củng chịu đói 10 tháng là không đúng sự thật.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Nông cũng khẳng định đời sống của người dân của thôn Pác Củng còn nhiều khó khăn, nhưng không phải 100% hộ nghèo như có báo đã đưa tin.
Thôn Pác Củng có 41 hộ, với 234 nhân khẩu, trong đó 12 hộ dân tộc Dao, 29 hộ dân tộc Sán Chí; nằm cách trung tâm xã Thượng Nông khoảng 17km.
Theo Báo cáo số 40/BC- Ủy ban Nhân dân, ngày 27/3, của Ủy ban Nhân dân huyện Na Hang về tình hình đời sống nhân dân thôn Pác Củng: thôn hiện có hơn 20 xe máy, 100 con trâu bò, hai máy xay xát, 10 tivi dùng chảo vệ tinh.
Diện tích đất canh tác khoảng 40ha, trong đó đất lúa nước là 6,7ha, bình quân 286 m2/khẩu; đất trồng ngô 8ha, bình quân 342 m2/khẩu; đất màu khác 4,9ha (trồng đậu tương); đất đồi trồng màu, chủ yếu là trồng sắn khoảng 20ha. Nhân dân trong thôn chủ yếu làm ruộng và nương rẫy, trồng ngô, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hàng năm đều được cán bộ phòng khuyến nông tập huấn về kỹ thuật sản xuất 2 lần/năm trước khi vào mùa vụ.
Ngoài ra, năm 2008, thôn có ba hộ được hỗ trợ ba con trâu sinh sản trị giá 18 triệu đồng thuộc dự án hỗ trợ sản xuất của tỉnh Tuyên Quang. Các hộ dân được hỗ trợ vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội đến ngày 31/12/2009 tổng dư nợ chín hộ là hơn 54 triệu đồng.
Để tìm hiểu rõ hơn đời sống của người dân thôn Pác Củng, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thường trú tại Tuyên Quang đã cùng đoàn công tác của huyện Na Hang đến tận thôn Pác Củng và tìm tới nhà của ông Trần Văn Lên, Trưởng thôn (không phải tên là Nên như có báo đã đăng), một trong những hộ nghèo của thôn.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn năm gian, ông Lên cho biết vụ lúa trước - vụ lúa mùa thu hoạch tháng 10/2009 - do bị chuột phá hoại, năng suất bị giảm so với mọi năm. Tuy nhiên, không đến mức không thu hoạch được gì phải chịu đói 10 tháng nay.
Để minh chứng, ông Lên dẫn chúng tôi vào căn nhà kho chứa khoảng hơn bốn tạ thóc và 30kg ngô chưa dùng đến, giải thích: nhà tôi có hơn 5.000m2 ruộng cấy lúa, vụ lúa trước thu hoạch được 45 bao thóc (mỗi bao nặng 40kg), giảm 15 bao so với những năm trước.
"Ngoài thóc, gia đình tôi còn hàng trăm gốc sắn, sản lượng ước khoảng 1,5 tấn còn ở trên nương (theo tập quán canh tác của người dân thôn Pác Củng riêng diện tích trồng sắn khi nào có nhu cầu mới thu hoạch ăn dần)," ông Lên nói.
Đồng quan điểm không có chuyện người dân thôn Pác Củng chịu đói 10 tháng nay, ông Đặng Văn Dền, Trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư thôn Pác Củng cũng phủ nhận tin người dân thôn Pác Củng chịu đói 10 tháng nay.
"Ngay nhà tôi hiện nay trong nhà còn 10 bao thóc (khoảng 4 tạ) chưa dùng đến và hơn 100 gốc sắn chưa thu hoạch. Với số lương thực này đủ để cho gia đình tôi ăn ít nhất năm tháng nữa. Chuyện người dân trong thôn lên rừng hái lá về ăn là có, nhưng chỉ để làm canh chứ không phải ăn thay cơm trừ bữa vì đói...," ông nói.
Bà Bàn Thị Nặng, 63 tuổi, dân tộc Sán Chí, một trong những hộ nghèo nhất thôn, cho biết những năm gần đây, cuộc sống của người dân thôn Pác Củng thay đổi rất nhiều. Điển hình như nhà tôi được Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ 700.000 đồng để xây bể nước sạch, nhờ vậy nước đã về đến tận nhà dùng thoải mái. "Tết vừa rồi gia đình tôi cùng với 12 hộ khác trong thôn còn được huyện Na Hang hỗ trợ 150.000 đồng/khẩu để ăn Tết."
Đến nhà anh Hoàng Văn Dấu, 36 tuổi, dân tộc Dao, chúng tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy chiếc tủ tường bằng gỗ đinh "mới cứng." Anh Dấu cho biết chiếc tủ này, anh sắm năm ngoái với số tiền 15 triệu đồng. Ngoài ra, trong nhà anh còn một xe máy trị giá hơn 20 triệu, bốn con trâu, 18 bao thóc để từ mấy năm chưa dùng đến...
Về con đường dẫn vào thôn Pác Củng, ông Nguyễn Ngọc Báo, Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Nông cho biết thông qua Chương trình 135 của Chính phủ từ năm 2003-2006, thôn Pác Củng đã làm được hơn 10km đường giao thông, với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng.
Năm 2009, từ nguồn vốn dự án RIDP - dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn thuộc Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên hợp quốc - tiếp tục hỗ trợ thôn làm thêm hơn một km đường, với kinh phí hơn 290 triệu đồng. Nhờ vậy, hiện ôtô đã vào được đến cuối thôn. Không có chuyện năm 2006, nhờ một tổ chức nhân đạo con đường mòn vào Pác Củng mới được mở!
Tại điểm trường học thôn Pác Củng, các em học sinh đang chăm chú học tập. Ngôi trường xây cấp bốn lợp mái tôn, với ba phòng học do dự án xây lớp học cho trẻ khó khăn đầu tư xây dựng, được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2008-2009, tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng, trông khá chắc chắn.
Tiếp chúng tôi, thầy Triệu Sành Thông, Phụ trách điểm trường cho biết hiện điểm triểm trường có hai bậc học, trong đó, bậc mầm non có 14 em; tiểu học có 38 em. Từ đầu năm học đến nay, các em vẫn đi học đều đặn. Để chứng minh, thầy Thông lấy “Sổ theo dõi điểm kiểm tra đánh giá học sinh” của từng lớp cho chúng tôi xem. Trong sổ ghi rõ bảng điểm của từng em và thầy cũng khẳng định không có chuyện các em bỏ học để đi kiếm cái ăn.
Ông Phạm Cao Đáng, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Na Hang cũng khẳng định qua các buổi kiểm tra thực tế và báo cáo hàng tháng của Trường tiểu học Thượng Nông, các em vẫn đi học đầy đủ.
Khi chúng tôi đề cập đến thông tin các em học sinh thôn Pác Củng phải học trong ngôi nhà sàn dựng tạm, thầy Thông cho biết đấy là chuyện cách đây hơn một năm để lấy mặt bằng xây dựng lớp học mới, phải dựng lớp tạm để cho các em học, từ khi xây xong lớp học mới, lớp học tạm để bỏ không. Nhiều lần, chúng tôi định dỡ bỏ nhưng tiếc, hơn nữa để cho các em có chỗ chơi khi trời mưa, nắng, không phá nữa.
Thầy Thông cho biết thêm, theo Quyết định 112/QĐ-TTg, hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, từ tháng Chín đến tháng Mười hai năm 2009, 14 em học mẫu giáo của thôn đã được hỗ trợ với số tiền hơn 3,9 triệu đồng, 34 học sinh tiểu học được hỗ trợ hơn 19 triệu đồng.
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Thượng Nông, ngoài số học sinh trên, thôn Pác Củng hiện có chín học sinh đang học trung học cơ sở và bảy học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tin học sinh thôn Pác Củng chỉ học hết lớp 5 là không đúng.
Rời Pác Củng, lãnh đạo xã, thôn cũng như người dân nơi đây với tấm lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và tính chân thật của người dân tộc thiểu số rất mong chúng tôi thông tin đầy đủ và chính xác về cuộc sống của bà con, không có chuyện nghèo đói phải vặt tạm lá rừng ăn cầm cự qua ngày mà không được chính quyền địa phương quan tâm trợ giúp.
Với quan điểm “không để hộ dân nào phải chịu đói trong giai đoạn giáp hạt,” tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các địa phương rà soát các hộ nghèo để trợ giúp nếu thực sự khó khăn./.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Nông cũng khẳng định đời sống của người dân của thôn Pác Củng còn nhiều khó khăn, nhưng không phải 100% hộ nghèo như có báo đã đưa tin.
Thôn Pác Củng có 41 hộ, với 234 nhân khẩu, trong đó 12 hộ dân tộc Dao, 29 hộ dân tộc Sán Chí; nằm cách trung tâm xã Thượng Nông khoảng 17km.
Theo Báo cáo số 40/BC- Ủy ban Nhân dân, ngày 27/3, của Ủy ban Nhân dân huyện Na Hang về tình hình đời sống nhân dân thôn Pác Củng: thôn hiện có hơn 20 xe máy, 100 con trâu bò, hai máy xay xát, 10 tivi dùng chảo vệ tinh.
Diện tích đất canh tác khoảng 40ha, trong đó đất lúa nước là 6,7ha, bình quân 286 m2/khẩu; đất trồng ngô 8ha, bình quân 342 m2/khẩu; đất màu khác 4,9ha (trồng đậu tương); đất đồi trồng màu, chủ yếu là trồng sắn khoảng 20ha. Nhân dân trong thôn chủ yếu làm ruộng và nương rẫy, trồng ngô, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hàng năm đều được cán bộ phòng khuyến nông tập huấn về kỹ thuật sản xuất 2 lần/năm trước khi vào mùa vụ.
Ngoài ra, năm 2008, thôn có ba hộ được hỗ trợ ba con trâu sinh sản trị giá 18 triệu đồng thuộc dự án hỗ trợ sản xuất của tỉnh Tuyên Quang. Các hộ dân được hỗ trợ vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội đến ngày 31/12/2009 tổng dư nợ chín hộ là hơn 54 triệu đồng.
Để tìm hiểu rõ hơn đời sống của người dân thôn Pác Củng, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thường trú tại Tuyên Quang đã cùng đoàn công tác của huyện Na Hang đến tận thôn Pác Củng và tìm tới nhà của ông Trần Văn Lên, Trưởng thôn (không phải tên là Nên như có báo đã đăng), một trong những hộ nghèo của thôn.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn năm gian, ông Lên cho biết vụ lúa trước - vụ lúa mùa thu hoạch tháng 10/2009 - do bị chuột phá hoại, năng suất bị giảm so với mọi năm. Tuy nhiên, không đến mức không thu hoạch được gì phải chịu đói 10 tháng nay.
Để minh chứng, ông Lên dẫn chúng tôi vào căn nhà kho chứa khoảng hơn bốn tạ thóc và 30kg ngô chưa dùng đến, giải thích: nhà tôi có hơn 5.000m2 ruộng cấy lúa, vụ lúa trước thu hoạch được 45 bao thóc (mỗi bao nặng 40kg), giảm 15 bao so với những năm trước.
"Ngoài thóc, gia đình tôi còn hàng trăm gốc sắn, sản lượng ước khoảng 1,5 tấn còn ở trên nương (theo tập quán canh tác của người dân thôn Pác Củng riêng diện tích trồng sắn khi nào có nhu cầu mới thu hoạch ăn dần)," ông Lên nói.
Đồng quan điểm không có chuyện người dân thôn Pác Củng chịu đói 10 tháng nay, ông Đặng Văn Dền, Trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư thôn Pác Củng cũng phủ nhận tin người dân thôn Pác Củng chịu đói 10 tháng nay.
"Ngay nhà tôi hiện nay trong nhà còn 10 bao thóc (khoảng 4 tạ) chưa dùng đến và hơn 100 gốc sắn chưa thu hoạch. Với số lương thực này đủ để cho gia đình tôi ăn ít nhất năm tháng nữa. Chuyện người dân trong thôn lên rừng hái lá về ăn là có, nhưng chỉ để làm canh chứ không phải ăn thay cơm trừ bữa vì đói...," ông nói.
Bà Bàn Thị Nặng, 63 tuổi, dân tộc Sán Chí, một trong những hộ nghèo nhất thôn, cho biết những năm gần đây, cuộc sống của người dân thôn Pác Củng thay đổi rất nhiều. Điển hình như nhà tôi được Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ 700.000 đồng để xây bể nước sạch, nhờ vậy nước đã về đến tận nhà dùng thoải mái. "Tết vừa rồi gia đình tôi cùng với 12 hộ khác trong thôn còn được huyện Na Hang hỗ trợ 150.000 đồng/khẩu để ăn Tết."
Đến nhà anh Hoàng Văn Dấu, 36 tuổi, dân tộc Dao, chúng tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy chiếc tủ tường bằng gỗ đinh "mới cứng." Anh Dấu cho biết chiếc tủ này, anh sắm năm ngoái với số tiền 15 triệu đồng. Ngoài ra, trong nhà anh còn một xe máy trị giá hơn 20 triệu, bốn con trâu, 18 bao thóc để từ mấy năm chưa dùng đến...
Về con đường dẫn vào thôn Pác Củng, ông Nguyễn Ngọc Báo, Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Nông cho biết thông qua Chương trình 135 của Chính phủ từ năm 2003-2006, thôn Pác Củng đã làm được hơn 10km đường giao thông, với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng.
Năm 2009, từ nguồn vốn dự án RIDP - dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn thuộc Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên hợp quốc - tiếp tục hỗ trợ thôn làm thêm hơn một km đường, với kinh phí hơn 290 triệu đồng. Nhờ vậy, hiện ôtô đã vào được đến cuối thôn. Không có chuyện năm 2006, nhờ một tổ chức nhân đạo con đường mòn vào Pác Củng mới được mở!
Tại điểm trường học thôn Pác Củng, các em học sinh đang chăm chú học tập. Ngôi trường xây cấp bốn lợp mái tôn, với ba phòng học do dự án xây lớp học cho trẻ khó khăn đầu tư xây dựng, được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2008-2009, tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng, trông khá chắc chắn.
Tiếp chúng tôi, thầy Triệu Sành Thông, Phụ trách điểm trường cho biết hiện điểm triểm trường có hai bậc học, trong đó, bậc mầm non có 14 em; tiểu học có 38 em. Từ đầu năm học đến nay, các em vẫn đi học đều đặn. Để chứng minh, thầy Thông lấy “Sổ theo dõi điểm kiểm tra đánh giá học sinh” của từng lớp cho chúng tôi xem. Trong sổ ghi rõ bảng điểm của từng em và thầy cũng khẳng định không có chuyện các em bỏ học để đi kiếm cái ăn.
Ông Phạm Cao Đáng, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Na Hang cũng khẳng định qua các buổi kiểm tra thực tế và báo cáo hàng tháng của Trường tiểu học Thượng Nông, các em vẫn đi học đầy đủ.
Khi chúng tôi đề cập đến thông tin các em học sinh thôn Pác Củng phải học trong ngôi nhà sàn dựng tạm, thầy Thông cho biết đấy là chuyện cách đây hơn một năm để lấy mặt bằng xây dựng lớp học mới, phải dựng lớp tạm để cho các em học, từ khi xây xong lớp học mới, lớp học tạm để bỏ không. Nhiều lần, chúng tôi định dỡ bỏ nhưng tiếc, hơn nữa để cho các em có chỗ chơi khi trời mưa, nắng, không phá nữa.
Thầy Thông cho biết thêm, theo Quyết định 112/QĐ-TTg, hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, từ tháng Chín đến tháng Mười hai năm 2009, 14 em học mẫu giáo của thôn đã được hỗ trợ với số tiền hơn 3,9 triệu đồng, 34 học sinh tiểu học được hỗ trợ hơn 19 triệu đồng.
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Thượng Nông, ngoài số học sinh trên, thôn Pác Củng hiện có chín học sinh đang học trung học cơ sở và bảy học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tin học sinh thôn Pác Củng chỉ học hết lớp 5 là không đúng.
Rời Pác Củng, lãnh đạo xã, thôn cũng như người dân nơi đây với tấm lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và tính chân thật của người dân tộc thiểu số rất mong chúng tôi thông tin đầy đủ và chính xác về cuộc sống của bà con, không có chuyện nghèo đói phải vặt tạm lá rừng ăn cầm cự qua ngày mà không được chính quyền địa phương quan tâm trợ giúp.
Với quan điểm “không để hộ dân nào phải chịu đói trong giai đoạn giáp hạt,” tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các địa phương rà soát các hộ nghèo để trợ giúp nếu thực sự khó khăn./.
Vũ Quang Đán (Vietnam+)