Ngày 19/9, hàng nghìn giáo viên, phụ huynh và học sinh tuần hành tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha để phản đối chính quyền thành phố cắt giảm ngân sách cho cấp giáo dục trung học khu vực.
Theo nguồn tin công đoàn, khoảng 80% trong số 21.000 giáo viên trung học đã tham gia ngày bãi công đầu tiên, dự kiến kéo dài hai ngày.
Những người ủng hộ tuần hành ở phố Arenal thuộc trung tâm thủ đô, giương cao các biểu ngữ nêu rõ "giáo dục là đầu tư chứ không phải chi tiêu."
Một số cuộc biểu tình với mục đích tương tự cũng diễn ra ở 10 trong số 17 khu tự trị của Tây Ban Nha.
Khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro khiến phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha tăng cao và chính phủ nước này buộc phải yêu cầu các chính quyền khu vực cắt giảm thâm hụt ngân sách, bao gồm chi tiêu cho ngành y tế và giáo dục.
Người đứng đầu vùng Madrid, Esperanza Aguirre cho rằng cần phổ cập giáo dục miễn phí ở một cấp nhất định, chứ không phải toàn bộ các cấp học.
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng quyết định của Chính quyền thành phố Madrid tăng giờ giảng dạy trong tuần và giảm thời gian chuẩn bị cho các giờ học sẽ làm giảm chất lượng giáo dục trung học và hạn chế việc làm đối với các giáo viên trợ giảng.
Chính phủ Tây Ban Nha đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 9,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm ngoái xuống gần 6% trong năm nay.
Hầu hết phần tiết kiệm ngân sách phải do các chính quyền khu vực thực hiện. Cùng ngày, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho cảnh báo sự vỡ nợ ở Hy Lạp sẽ có tác động "tàn phá" đối với Bồ Đào Nha, buộc nước này phải cầu viện gói cứu trợ mới từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu trên Đài truyền hình RTP, ông Coelho cho rằng thế giới sẽ đối mặt với một thời kỳ mất ổn định nguy hiểm nếu nguy cơ vỡ nợ ở Hy Lạp trở thành hiện thực.
Nếu xảy ra, tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả tàn phá đối với Bồ Đào Nha, đặc biệt đối với việc huy động vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế nước này.
Theo ông Coelho, điều quan trọng đối với Bồ Đào Nha hiện nay là phải đáp ứng mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách, từ 9,1% GDP trong năm 2010 xuống 5,9% trong năm nay, để tiếp tục nhận được cứu trợ từ EU và IMF.
Ông cam kết chính phủ sẽ chịu trách nhiệm nếu không sẵn sàng đối phó với nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp.Một số nhà kinh tế cũng nhận định Bồ Đào Nha có thể bị "lây nhiễm nặng nề" những khó khăn tài chính nếu Hy Lạp vỡ nợ./.
Theo nguồn tin công đoàn, khoảng 80% trong số 21.000 giáo viên trung học đã tham gia ngày bãi công đầu tiên, dự kiến kéo dài hai ngày.
Những người ủng hộ tuần hành ở phố Arenal thuộc trung tâm thủ đô, giương cao các biểu ngữ nêu rõ "giáo dục là đầu tư chứ không phải chi tiêu."
Một số cuộc biểu tình với mục đích tương tự cũng diễn ra ở 10 trong số 17 khu tự trị của Tây Ban Nha.
Khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro khiến phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha tăng cao và chính phủ nước này buộc phải yêu cầu các chính quyền khu vực cắt giảm thâm hụt ngân sách, bao gồm chi tiêu cho ngành y tế và giáo dục.
Người đứng đầu vùng Madrid, Esperanza Aguirre cho rằng cần phổ cập giáo dục miễn phí ở một cấp nhất định, chứ không phải toàn bộ các cấp học.
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng quyết định của Chính quyền thành phố Madrid tăng giờ giảng dạy trong tuần và giảm thời gian chuẩn bị cho các giờ học sẽ làm giảm chất lượng giáo dục trung học và hạn chế việc làm đối với các giáo viên trợ giảng.
Chính phủ Tây Ban Nha đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách từ 9,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm ngoái xuống gần 6% trong năm nay.
Hầu hết phần tiết kiệm ngân sách phải do các chính quyền khu vực thực hiện. Cùng ngày, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho cảnh báo sự vỡ nợ ở Hy Lạp sẽ có tác động "tàn phá" đối với Bồ Đào Nha, buộc nước này phải cầu viện gói cứu trợ mới từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu trên Đài truyền hình RTP, ông Coelho cho rằng thế giới sẽ đối mặt với một thời kỳ mất ổn định nguy hiểm nếu nguy cơ vỡ nợ ở Hy Lạp trở thành hiện thực.
Nếu xảy ra, tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả tàn phá đối với Bồ Đào Nha, đặc biệt đối với việc huy động vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế nước này.
Theo ông Coelho, điều quan trọng đối với Bồ Đào Nha hiện nay là phải đáp ứng mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách, từ 9,1% GDP trong năm 2010 xuống 5,9% trong năm nay, để tiếp tục nhận được cứu trợ từ EU và IMF.
Ông cam kết chính phủ sẽ chịu trách nhiệm nếu không sẵn sàng đối phó với nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp.Một số nhà kinh tế cũng nhận định Bồ Đào Nha có thể bị "lây nhiễm nặng nề" những khó khăn tài chính nếu Hy Lạp vỡ nợ./.
(TTXVN/Vietnam+)