Trong báo cáo trình Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 13/6, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc cho biết dân số thế giới sẽ đạt 7,2 tỷ người vào tháng tới và sẽ tăng lên đến 10 tỷ người vào năm 2050.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo của ECOSOC cho biết dân số thế giới sẽ tăng thêm 800 triệu người từ nay đến năm 2025 và đạt tới 9,6 tỷ người vào năm 2050. Sự gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ; trong khi dân số tại các nước phát triển dường như không thay đổi, thậm chí còn giảm ở một số nước châu Âu.
Các chuyên gia của ECOSOC dự đoán đến năm 2028, Ấn Độ sẽ đuổi kịp Trung Quốc về quy mô dân số với số dân ước đoán sẽ lên tới 1,45 tỷ người ở mỗi nước. Tuy nhiên sau thời điểm này, diễn biến dân số tại hai "gã khổng lồ châu Á" rất có thể sẽ đi ngược chiều nhau với xu hướng tăng ở Ấn Độ và giảm ở Trung Quốc.
ECOSOC nhận định nguyên nhân khiến dân số thế giới tiếp tục tăng chủ yếu do tỷ lệ sinh đẻ cao tại các nước đang phát triển và tuổi thọ bình quân tăng lên tại hầu hết các nước.
Theo số liệu thống kê chính thức của ECOSOC, hiện có khoảng 48% dân số thế giới đang sống tại các nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp, gồm các nước châu Âu (trừ Iceland), 19 nước châu Á, 17 nước châu Mỹ và một nước ở châu Đại dương.
Những nước đông dân số nhưng lại có tỷ lệ sinh đẻ thấp sẽ là nhân tố giúp kìm hãm đáng kể tốc độ tăng dân số toàn cầu. Ngược lại, Afghanistan, Timor Leste và những nước ở châu Phi sẽ là nơi gia tăng dân số mạnh do có tỷ lệ sinh đẻ cao.
Về tuổi thọ bình quân, ECOSOC cho biết con số này đã tăng ấn tượng từ mức trung bình 47 tuổi trong giai đoạn 1950-1955 lên 69 tuổi trong giai đoạn 2005-2010. Chất lượng cuộc sống được cải thiện và những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, nhất là y học và dược học, là nguyên nhân dẫn đến mức tăng ấn tượng này./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo của ECOSOC cho biết dân số thế giới sẽ tăng thêm 800 triệu người từ nay đến năm 2025 và đạt tới 9,6 tỷ người vào năm 2050. Sự gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ; trong khi dân số tại các nước phát triển dường như không thay đổi, thậm chí còn giảm ở một số nước châu Âu.
Các chuyên gia của ECOSOC dự đoán đến năm 2028, Ấn Độ sẽ đuổi kịp Trung Quốc về quy mô dân số với số dân ước đoán sẽ lên tới 1,45 tỷ người ở mỗi nước. Tuy nhiên sau thời điểm này, diễn biến dân số tại hai "gã khổng lồ châu Á" rất có thể sẽ đi ngược chiều nhau với xu hướng tăng ở Ấn Độ và giảm ở Trung Quốc.
ECOSOC nhận định nguyên nhân khiến dân số thế giới tiếp tục tăng chủ yếu do tỷ lệ sinh đẻ cao tại các nước đang phát triển và tuổi thọ bình quân tăng lên tại hầu hết các nước.
Theo số liệu thống kê chính thức của ECOSOC, hiện có khoảng 48% dân số thế giới đang sống tại các nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp, gồm các nước châu Âu (trừ Iceland), 19 nước châu Á, 17 nước châu Mỹ và một nước ở châu Đại dương.
Những nước đông dân số nhưng lại có tỷ lệ sinh đẻ thấp sẽ là nhân tố giúp kìm hãm đáng kể tốc độ tăng dân số toàn cầu. Ngược lại, Afghanistan, Timor Leste và những nước ở châu Phi sẽ là nơi gia tăng dân số mạnh do có tỷ lệ sinh đẻ cao.
Về tuổi thọ bình quân, ECOSOC cho biết con số này đã tăng ấn tượng từ mức trung bình 47 tuổi trong giai đoạn 1950-1955 lên 69 tuổi trong giai đoạn 2005-2010. Chất lượng cuộc sống được cải thiện và những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, nhất là y học và dược học, là nguyên nhân dẫn đến mức tăng ấn tượng này./.
(TTXVN)