Theo báo cáo mới công bố của Viện Lao động Hàn Quốc (KLI), số lượng nam giới Hàn Quốc ở độ tuổi 40 nhưng vẫn độc thân đang có xu hướng tăng cao.
Nguyên nhân chính của vấn đề này được KLI lý giải là do các vấn đề về tài chính khó khăn, thiếu việc làm và một số điều kiện kinh tế khác.
Báo cáo trên cho biết trong năm 2010, số lượng nam giới ở độ tuổi 40 chưa lập gia đình chiếm khoảng 14,8%. Tỷ lệ này đã tăng rất nhanh so với mức 1,4% của năm 1985. Trong khi đó, số lượng nam giới “cùng cảnh ngộ” ở độ tuổi 45 chiếm 7,7% (cách đây 25 năm tỷ lệ này mới chỉ là 0,2%).
Điều đặc biệt là trong số những người ở độ tuổi nói trên mà vẫn chưa lập gia đình, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 27,4%. Đây cũng chính là lý do cơ bản khiến những người không có thu nhập phải chấp nhận cuộc sống độc thân.
Một nhà nghiên cứu của KLI cho biết thêm “Việc những người này lưỡng lự trong việc lập gia đình đều xuất phát từ vấn đề tài chính và một số lí do khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu một người không có việc làm ổn định thì sẽ rất khó tìm được bạn đời”.
Cũng theo báo cáo của KLI, năm 2010 có đến 22% nam giới Hàn Quốc có trình độ trung học phổ thông hoặc thấp hơn sống độc thân. Trong khi đó 4,3% số lượng cử nhân đại học cũng ở trong tình trạng tương tự.
Ngược lại, số lượng phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 40 mà vẫn độc thân lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ là 7%, tăng 1,1% so với năm 1985. Bên cạnh đó, số phụ nữ tuổi 45 sống độc thân chỉ chiếm 3,1%, tăng 0,7% so với 25 năm trước đây.
Một điểm khác biệt nữa là những phụ nữ Hàn Quốc có trình độ đại học hoặc cao hơn thì lựa chọn cuộc sống độc thân. Trong khi đó, những người có trình độ thấp hơn lại quyết định lập gia đình sớm.
Nguyên nhân chính của vấn đề này được KLI lý giải là do các vấn đề về tài chính khó khăn, thiếu việc làm và một số điều kiện kinh tế khác.
Báo cáo trên cho biết trong năm 2010, số lượng nam giới ở độ tuổi 40 chưa lập gia đình chiếm khoảng 14,8%. Tỷ lệ này đã tăng rất nhanh so với mức 1,4% của năm 1985. Trong khi đó, số lượng nam giới “cùng cảnh ngộ” ở độ tuổi 45 chiếm 7,7% (cách đây 25 năm tỷ lệ này mới chỉ là 0,2%).
Điều đặc biệt là trong số những người ở độ tuổi nói trên mà vẫn chưa lập gia đình, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 27,4%. Đây cũng chính là lý do cơ bản khiến những người không có thu nhập phải chấp nhận cuộc sống độc thân.
Một nhà nghiên cứu của KLI cho biết thêm “Việc những người này lưỡng lự trong việc lập gia đình đều xuất phát từ vấn đề tài chính và một số lí do khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu một người không có việc làm ổn định thì sẽ rất khó tìm được bạn đời”.
Cũng theo báo cáo của KLI, năm 2010 có đến 22% nam giới Hàn Quốc có trình độ trung học phổ thông hoặc thấp hơn sống độc thân. Trong khi đó 4,3% số lượng cử nhân đại học cũng ở trong tình trạng tương tự.
Ngược lại, số lượng phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 40 mà vẫn độc thân lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2010, tỷ lệ này chỉ là 7%, tăng 1,1% so với năm 1985. Bên cạnh đó, số phụ nữ tuổi 45 sống độc thân chỉ chiếm 3,1%, tăng 0,7% so với 25 năm trước đây.
Một điểm khác biệt nữa là những phụ nữ Hàn Quốc có trình độ đại học hoặc cao hơn thì lựa chọn cuộc sống độc thân. Trong khi đó, những người có trình độ thấp hơn lại quyết định lập gia đình sớm.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)