Một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển vừa tìm ra bí quyết cấy ghép tử cung và đã thực nghiệm thành công trên động vật.
Theo giáo sư Mats Brannstrom, Chủ nhiệm Khoa sản và phụ khoa thuộc Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Gothenburg, Thụy Điển, các nhà khoa học nước này sẽ tiến hành ca cấy ghép tử cung đầu tiên trên thế giới đối với phụ nữ không thể mang thai trong vòng 2 năm nữa.
Nếu cuộc phẫu thuật này thành công, điều đó có nghĩa về lý thuyết đàn ông cũng có thể được cấy ghép tử cung được phụ nữ hiến tặng và thực hiện thiên chức của phụ nữ là mang thai và sinh con.
Do tử cung được quyên tặng không thể chịu đựng được sức ép co bóp cơ khi sinh nở theo kiểu tự nhiên, nên những đứa trẻ được mang thai trong tử cung cấy ghép sẽ phải ra đời bằng phương pháp mổ sinh.
Đồng thời do tử cung cấy ghép phải chịu tác động lâu dài của việc dùng thuốc chống đào thải, cho nên sau khi sinh con, người phụ nữ được cấy ghép tử cung sẽ phải chịu phẫu thuật để lấy tử cung hiến tặng ra./.
Theo giáo sư Mats Brannstrom, Chủ nhiệm Khoa sản và phụ khoa thuộc Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Gothenburg, Thụy Điển, các nhà khoa học nước này sẽ tiến hành ca cấy ghép tử cung đầu tiên trên thế giới đối với phụ nữ không thể mang thai trong vòng 2 năm nữa.
Nếu cuộc phẫu thuật này thành công, điều đó có nghĩa về lý thuyết đàn ông cũng có thể được cấy ghép tử cung được phụ nữ hiến tặng và thực hiện thiên chức của phụ nữ là mang thai và sinh con.
Do tử cung được quyên tặng không thể chịu đựng được sức ép co bóp cơ khi sinh nở theo kiểu tự nhiên, nên những đứa trẻ được mang thai trong tử cung cấy ghép sẽ phải ra đời bằng phương pháp mổ sinh.
Đồng thời do tử cung cấy ghép phải chịu tác động lâu dài của việc dùng thuốc chống đào thải, cho nên sau khi sinh con, người phụ nữ được cấy ghép tử cung sẽ phải chịu phẫu thuật để lấy tử cung hiến tặng ra./.
Hà Ngọc/Hongkong (Vietnam+)