Chị Hồng (Thanh Liệt, Hà Nội) buồn bã nhìn mâm cơm nguội ngắt, mười một giờ đêm chồng chị bước vào nhà với khuôn mặt bừng bừng của bia rượu. Chị đành lặng lẽ đi ngủ với cái bụng đói meo.
“Nhà mình sáng nào cũng chỉ ăn sơ sơ, buổi trưa thì không được ăn cùng nhau chỉ có bữa tối để vợ chồng cùng quây quần bên mâm cơm nên dù anh ấy có về muộn đến đâu thì mình vẫn đợi,” chị Hồng tâm sự.
Vợ khổ tâm, chồng áy náy
Không ít phụ nữ có suy nghĩ giống như chị Hồng, họ muốn giành giật từng phút đoàn tụ êm ấm cùng chồng trước những bận rộn của cuộc sống hiện đại. Họ sẵn sàng chịu đói để dài cổ chờ chồng với mong muốn có chung những bữa ăn để “hiểu nhau" hơn.
Ví như hoàn cảnh của chị Thi ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Làm việc văn phòng theo giờ hành chính nên chị có nhiều thời gian dành cho gia đình. Vợ chồng chị mới có một đứa con lên hai. Là người ngoại tỉnh lên làm ăn ở Hà Nội nên gia đình chị không có anh em và cũng ít người thân ở đây. Cũng bởi thế chị luôn mong muốn sau tám tiếng làm việc cả gia đình chị được quây quầy ấm áp bên nhau.
Khác với những mong muốn của chị Thi, dù yêu vợ con nhưng chồng chị vẫn thường xuyên về muộn, khi thì tiếp khách lúc lại họp hành hay làm báo giá… Những ngày chồng về muộn, chị Thi cho con ăn trước còn mình nhịn đói đợi chồng.
Vợ chồng bên mâm cơm ấm áp khiến chị cảm thấy hạnh phúc và quên đi cơn đói. Tuy nhiên, những hôm nào chồng về muộn trong trạng thái ngà ngà men rượu thì bất kể anh giải thích lý do gì cũng khiến chị ấm ức và dằn vặt cho rằng chồng đã vô tâm trước thiện ý của mình. Thậm chí chị nhịn ăn để giận dỗi anh.
Tuy nhiên, những hành động cảm động ấy nhiều khi lại trở nên phản tác dụng, chẳng những không nhận được sự cảm kích mà còn khiến các đức lang quân trở nên khó chịu.
Anh Biên ở Tây Sơn, Hà Nội là một ví dụ. Do là một nhân viên kinh doanh thường xuyên phải tiếp khách nên anh hay về muộn. Có hôm hơn mười một giờ đêm mới về đến nhà, vậy mà mở cửa ra, vợ anh vẫn đang ngồi bên mâm cơm để đợi.
“Nhìn mặt cô ấy ‘héo rũ’ thấy thương hại. Ngồi cố ăn thêm vài miếng cho cô ấy vui nhưng quả thực tiếp khách đã phải uống no đến không chịu được rồi,” anh Biên kể lại tình huống khó xử của mình.
Chung tâm sự với anh Biên, Anh Hòa, Trưởng phòng kinh doanh của một công ty sửa chữa ôtô ở Hà Nội cũng than thở: “Biết rằng vợ đợi cơm là điều đáng quý nhưng cô ấy cứ dằn vặt bản thân như vậy khiến tôi cảm thấy như mình là người có lỗi. Công việc cũng vì gia đình chứ đâu phải vì riêng bản thân tôi.”
Nới lỏng chồng để hạnh phúc hơn
Là một người được xem là có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, bà Vân ở Cầu Giấy, Hà Nội đã đem những trải nghiệm của mình để dạy con dâu. Bà Vân kể rằng, trước kia bà cũng giống như con dâu bây giờ, suốt ngày chỉ biết thấp thỏm chờ chồng. Hôm nào ông về muộn là bà nóng ruột, đứng ngồi không yên. Bao nhiêu bức xúc ứ lại trong lòng chỉ đợi ông bước chân về đến cửa là bà cằn nhằn quở trách.
Trước thái độ đó, thời gian đầu ông còn giải thích, sau thì ông bỏ mặc bà. Bà Vân liền chuyển sang “chiêu” không trách móc nhưng tự dằn vặt làm khổ mình. Một, hai lần đầu chồng bà còn thương nhưng rồi ông cảm thấy mệt mỏi và lại tiếp tục “mặc kệ” bà. Ông nghĩ rằng bà là người phiền phức và “thắt cổ” ông đến không thở được.
Nếu ngày đó bà không nghe theo lời khuyên của chị gái mình là không nên suốt ngày bám riết lấy chồng mà cần phải dành thời gian chăm sóc bản thân thì có lẽ cả ông và bà đều sẽ không chịu được nhau.
“Suýt nữa thì vợ chồng chia tay nhau. Tôi mất cả cuộc đời để trải nghiệm, con dâu tôi cũng là phụ nữ, tôi muốn nó hiểu và đừng lại mất cả cuộc đời như tôi,” bà Vân thành thật.
Theo đánh giá của chuyên viên tâm lý Minh Đức (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), hành động tự làm khổ bản thân để chờ chồng không được xem là sự hy sinh của người vợ cho gia đình. Bởi vì, việc làm ấy sẽ khiến cho người chồng cảm thấy áy náy, có lỗi. Đôi khi điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của người chồng.
Bữa ăn chung của cả gia đình là cần thiết nhưng khi nó bị cưỡng ép thì sẽ không còn tác dụng. Nó làm cho vợ chồng cùng mệt mỏi và càng không hiểu được nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Theo lời khuyên của chuyên viên tâm lý Minh Đức dành cho các bà vợ là hãy dành thời gian rảnh cho việc chăm sóc bản thân và những hoạt động xã hội. Như thế cuộc sống của chị em sẽ phong phú và hấp dẫn chồng hơn.
Giống như chị Lan ở Đê la Thành, Hà Nội, mặc dù cũng hơi buồn mỗi khi chồng về muộn nhưng chị không bao giờ dằn vặt bản thân hay trách móc chồng vì chị không muốn anh đã mệt về công việc lại phải lo thêm cho vợ.
“Có lẽ vì thế mà vợ chồng tôi hiểu và yêu nhau hơn,” chị Lan tâm sự./.
“Nhà mình sáng nào cũng chỉ ăn sơ sơ, buổi trưa thì không được ăn cùng nhau chỉ có bữa tối để vợ chồng cùng quây quần bên mâm cơm nên dù anh ấy có về muộn đến đâu thì mình vẫn đợi,” chị Hồng tâm sự.
Vợ khổ tâm, chồng áy náy
Không ít phụ nữ có suy nghĩ giống như chị Hồng, họ muốn giành giật từng phút đoàn tụ êm ấm cùng chồng trước những bận rộn của cuộc sống hiện đại. Họ sẵn sàng chịu đói để dài cổ chờ chồng với mong muốn có chung những bữa ăn để “hiểu nhau" hơn.
Ví như hoàn cảnh của chị Thi ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Làm việc văn phòng theo giờ hành chính nên chị có nhiều thời gian dành cho gia đình. Vợ chồng chị mới có một đứa con lên hai. Là người ngoại tỉnh lên làm ăn ở Hà Nội nên gia đình chị không có anh em và cũng ít người thân ở đây. Cũng bởi thế chị luôn mong muốn sau tám tiếng làm việc cả gia đình chị được quây quầy ấm áp bên nhau.
Khác với những mong muốn của chị Thi, dù yêu vợ con nhưng chồng chị vẫn thường xuyên về muộn, khi thì tiếp khách lúc lại họp hành hay làm báo giá… Những ngày chồng về muộn, chị Thi cho con ăn trước còn mình nhịn đói đợi chồng.
Vợ chồng bên mâm cơm ấm áp khiến chị cảm thấy hạnh phúc và quên đi cơn đói. Tuy nhiên, những hôm nào chồng về muộn trong trạng thái ngà ngà men rượu thì bất kể anh giải thích lý do gì cũng khiến chị ấm ức và dằn vặt cho rằng chồng đã vô tâm trước thiện ý của mình. Thậm chí chị nhịn ăn để giận dỗi anh.
Tuy nhiên, những hành động cảm động ấy nhiều khi lại trở nên phản tác dụng, chẳng những không nhận được sự cảm kích mà còn khiến các đức lang quân trở nên khó chịu.
Anh Biên ở Tây Sơn, Hà Nội là một ví dụ. Do là một nhân viên kinh doanh thường xuyên phải tiếp khách nên anh hay về muộn. Có hôm hơn mười một giờ đêm mới về đến nhà, vậy mà mở cửa ra, vợ anh vẫn đang ngồi bên mâm cơm để đợi.
“Nhìn mặt cô ấy ‘héo rũ’ thấy thương hại. Ngồi cố ăn thêm vài miếng cho cô ấy vui nhưng quả thực tiếp khách đã phải uống no đến không chịu được rồi,” anh Biên kể lại tình huống khó xử của mình.
Chung tâm sự với anh Biên, Anh Hòa, Trưởng phòng kinh doanh của một công ty sửa chữa ôtô ở Hà Nội cũng than thở: “Biết rằng vợ đợi cơm là điều đáng quý nhưng cô ấy cứ dằn vặt bản thân như vậy khiến tôi cảm thấy như mình là người có lỗi. Công việc cũng vì gia đình chứ đâu phải vì riêng bản thân tôi.”
Nới lỏng chồng để hạnh phúc hơn
Là một người được xem là có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, bà Vân ở Cầu Giấy, Hà Nội đã đem những trải nghiệm của mình để dạy con dâu. Bà Vân kể rằng, trước kia bà cũng giống như con dâu bây giờ, suốt ngày chỉ biết thấp thỏm chờ chồng. Hôm nào ông về muộn là bà nóng ruột, đứng ngồi không yên. Bao nhiêu bức xúc ứ lại trong lòng chỉ đợi ông bước chân về đến cửa là bà cằn nhằn quở trách.
Trước thái độ đó, thời gian đầu ông còn giải thích, sau thì ông bỏ mặc bà. Bà Vân liền chuyển sang “chiêu” không trách móc nhưng tự dằn vặt làm khổ mình. Một, hai lần đầu chồng bà còn thương nhưng rồi ông cảm thấy mệt mỏi và lại tiếp tục “mặc kệ” bà. Ông nghĩ rằng bà là người phiền phức và “thắt cổ” ông đến không thở được.
Nếu ngày đó bà không nghe theo lời khuyên của chị gái mình là không nên suốt ngày bám riết lấy chồng mà cần phải dành thời gian chăm sóc bản thân thì có lẽ cả ông và bà đều sẽ không chịu được nhau.
“Suýt nữa thì vợ chồng chia tay nhau. Tôi mất cả cuộc đời để trải nghiệm, con dâu tôi cũng là phụ nữ, tôi muốn nó hiểu và đừng lại mất cả cuộc đời như tôi,” bà Vân thành thật.
Theo đánh giá của chuyên viên tâm lý Minh Đức (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), hành động tự làm khổ bản thân để chờ chồng không được xem là sự hy sinh của người vợ cho gia đình. Bởi vì, việc làm ấy sẽ khiến cho người chồng cảm thấy áy náy, có lỗi. Đôi khi điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của người chồng.
Bữa ăn chung của cả gia đình là cần thiết nhưng khi nó bị cưỡng ép thì sẽ không còn tác dụng. Nó làm cho vợ chồng cùng mệt mỏi và càng không hiểu được nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Theo lời khuyên của chuyên viên tâm lý Minh Đức dành cho các bà vợ là hãy dành thời gian rảnh cho việc chăm sóc bản thân và những hoạt động xã hội. Như thế cuộc sống của chị em sẽ phong phú và hấp dẫn chồng hơn.
Giống như chị Lan ở Đê la Thành, Hà Nội, mặc dù cũng hơi buồn mỗi khi chồng về muộn nhưng chị không bao giờ dằn vặt bản thân hay trách móc chồng vì chị không muốn anh đã mệt về công việc lại phải lo thêm cho vợ.
“Có lẽ vì thế mà vợ chồng tôi hiểu và yêu nhau hơn,” chị Lan tâm sự./.
Thiên Linh (Vietnam+)