Theo tiết lộ của Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia, các hộ gia đình nước này đang phải dành tới một nửa số thu nhập hàng tháng của họ để thanh toán các khoản nợ.
Chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Mohamed Idris cho biết hầu hết các gia đình Malaysia phải chi tới 47,8% thu nhập của họ để thanh toán các khoản vay, cao hơn mức 30% tỷ lệ cân đối giữa dịch vụ thanh toán nợ với thu nhập, một tỷ lệ có thể chấp nhận được. Sau khi trả nợ, khoản thu nhập còn lại của mỗi gia đình dành cho sinh hoạt phí hàng ngày, đóng tiền học cho con và những sự vụ bất thường khác không còn nhiều.
Những khoản vay lớn nhất mà mỗi gia đình phải chi trả hàng tháng là tiền mua nhà, mua ôtô, mua chứng khoán và thẻ tín dụng. Số tiền mà mỗi gia đình Malaysia vay nhiều hơn thu nhập của cả gia đình họ là 1,4 lần.
Như vậy, tỷ lệ giữa thanh toán nợ với thu nhập sau khi nộp thuế và đóng bảo hiểm đối với Malaysia là 140,4%, một trong những mức cao nhất thế giới, hơn mức 105,2% của Singapore, 123,3% của Mỹ và 52,7% của Thái Lan trong năm 2009.
Trong khi tỷ lệ vay vốn không phục vụ mục đích sản xuất hiện nay chỉ thấp ở mức 2,3% thì Ngân hàng trung ương Malaysia không thu lợi được nhiều ở khu vực này. Song tỷ lệ này có thể tăng cao một cách dễ dàng khi lãi xuất ngân hàng tăng và như vậy nhiều gia đình có khả năng dẫn tới chỗ không thể trả được nợ.
Các nhà hoạt động công đoàn đã kêu gọi Chính phủ Malaysia bắt đầu thực hiện chính sách nhà ở công, theo đó cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Họ cũng yêu cầu chính phủ phải siết chặt các quy định cho vay tiền để mua ôtô cũng như là ngừng quảng cáo cho vay và khuyến khích dùng thẻ tín dụng, vốn không minh bạch về những khoản lệ phí liên quan.
Ông Idris cũng cảnh báo rằng chủ nhân của những gia đình mang công mắc nợ nhiều rất dễ bị stress, phiền muộn và mắc các chứng bệnh tinh thần, thậm chí còn có thể tự sát, khiến gia đình họ dễ tan vỡ./.
Chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Mohamed Idris cho biết hầu hết các gia đình Malaysia phải chi tới 47,8% thu nhập của họ để thanh toán các khoản vay, cao hơn mức 30% tỷ lệ cân đối giữa dịch vụ thanh toán nợ với thu nhập, một tỷ lệ có thể chấp nhận được. Sau khi trả nợ, khoản thu nhập còn lại của mỗi gia đình dành cho sinh hoạt phí hàng ngày, đóng tiền học cho con và những sự vụ bất thường khác không còn nhiều.
Những khoản vay lớn nhất mà mỗi gia đình phải chi trả hàng tháng là tiền mua nhà, mua ôtô, mua chứng khoán và thẻ tín dụng. Số tiền mà mỗi gia đình Malaysia vay nhiều hơn thu nhập của cả gia đình họ là 1,4 lần.
Như vậy, tỷ lệ giữa thanh toán nợ với thu nhập sau khi nộp thuế và đóng bảo hiểm đối với Malaysia là 140,4%, một trong những mức cao nhất thế giới, hơn mức 105,2% của Singapore, 123,3% của Mỹ và 52,7% của Thái Lan trong năm 2009.
Trong khi tỷ lệ vay vốn không phục vụ mục đích sản xuất hiện nay chỉ thấp ở mức 2,3% thì Ngân hàng trung ương Malaysia không thu lợi được nhiều ở khu vực này. Song tỷ lệ này có thể tăng cao một cách dễ dàng khi lãi xuất ngân hàng tăng và như vậy nhiều gia đình có khả năng dẫn tới chỗ không thể trả được nợ.
Các nhà hoạt động công đoàn đã kêu gọi Chính phủ Malaysia bắt đầu thực hiện chính sách nhà ở công, theo đó cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Họ cũng yêu cầu chính phủ phải siết chặt các quy định cho vay tiền để mua ôtô cũng như là ngừng quảng cáo cho vay và khuyến khích dùng thẻ tín dụng, vốn không minh bạch về những khoản lệ phí liên quan.
Ông Idris cũng cảnh báo rằng chủ nhân của những gia đình mang công mắc nợ nhiều rất dễ bị stress, phiền muộn và mắc các chứng bệnh tinh thần, thậm chí còn có thể tự sát, khiến gia đình họ dễ tan vỡ./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)