Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội ngày 1/6 cho biết thông tin liên quan đến những nghi vấn tiêu cực xảy ra tại một số dự án nghiên cứu do Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ.
Thông cáo cho biết: "Sau khi có những nghi ngờ về hiện tượng tiêu cực tại một số dự án nghiên cứu tại Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã mời một công ty kiểm toán quốc tế tiến hành làm rõ các thông tin liên quan đến tài chính của bốn dự án. Dựa trên kết quả kiểm tra tài chính, chúng tôi đã tạm dừng hoạt động của ba trong bốn dự án để tiếp tục làm rõ".
Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan đối tác để xử lý vấn đề này. Cho đến nay chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cực đầu tiên."
Bản thông cáo cũng cho biết: "Những phát hiện trong quá trình kiểm tra tài chính là sử dụng dịch vụ tư vấn để tư lợi, chi vượt mức thực tế các trang thiết bị và thâm hụt quỹ so với số dư sổ sách kế toán. Theo báo cáo, số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu kroner Đan Mạch (tương đương 560.000 USD). Tuy nhiên, những phát hiện này sẽ cần được hai Chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng," thông cáo nhận định.
Ngay trong chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh đã làm việc với Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Neilsen về những vấn đề xung quanh thông tin trên.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết việc lựa chọn và quản lý các dự án thuộc Chương trình được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án trong danh mục ODA, Bộ, ngành chủ quản tiến hành thẩm định và phê duyệt thuyết minh của từng dự án nghiên cứu. Chủ dự án và đơn vị chủ trì trực tiếp ký hợp đồng với Đại sứ quán Đan Mạch và trực tiếp nhận kinh phí từ phía DANIDA theo đúng các quy định về tài chính của DANIDA và quy định về quản lý viện trợ của Chính phủ Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng khẳng định trong vai trò điều phối của mình, Bộ Khoa học và Công nghệ đảm bảo việc đánh giá, lựa chọn các đề xuất dự án có chất lượng Khoa học và Công nghệ cao, phù hợp với các định hướng phát triển Khoa học và Công nghệ ưu tiên trong nước.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho rằng các cơ quan thực hiện dự án và cơ quan chủ quản đều là những đơn vị có năng lực thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý dự án nói chung và quản lý tài chính nói riêng, để đảm bảo đáp ứng được kết quả đề ra của dự án cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định về tài chính (không chỉ những quy định trong nước mà còn của các nhà tài trợ).
Báo cáo kiểm toán của Công ty kiểm toán độc lập là thông tin ban đầu hết sức quan trọng đã nêu ra những vấn đề cần làm sáng tỏ đối với mỗi dự án,“việc này cũng sẽ rất có ích đối với các chủ dự án nói riêng, cũng như những người quản lý nói chung,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng khẳng định đây mới là báo cáo ban đầu, chưa phải là kết luận cuối cùng đối với “tính bất thường” của các dự án, do vậy hai bên cần thống nhất cách hiểu đối với “giá trị” của bản báo cáo, tránh những hiểu nhầm không cần thiết trong dư luận.
Đánh giá cao việc Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với từng chủ dự án để nghe các dự án giải trình những điểm cần làm sáng tỏ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cam kết Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử đại diện có trách nhiệm tham dự buổi đối thoại này; đồng thời mong muốn cùng với Đại sứ quán xây dựng bản báo cáo kết luận để đánh giá khách quan tình hình của các dự án.
“Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam (Bộ chủ quản của các dự án, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) sớm có kết luận cuối cùng một cách khách quan nhất, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực không cần thiết trong mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học hai nước nói riêng cũng như quan hệ hợp tác tốt đẹp và hữu nghị của hai nước nói chung,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh.
Bốn dự án trên là: “Đánh giá ảnh hưởng và xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung, Việt Nam (từ Nghệ An đến Bình Thuận): đề xuất các giải pháp giảm thiểu thích ứng,” “Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái cửa sông Việt Nam,” “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng bờ biển đồng bằng Việt Nam,” "Tác động của biến đổi khí hậu đến biến động sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng”./.
Thông cáo cho biết: "Sau khi có những nghi ngờ về hiện tượng tiêu cực tại một số dự án nghiên cứu tại Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã mời một công ty kiểm toán quốc tế tiến hành làm rõ các thông tin liên quan đến tài chính của bốn dự án. Dựa trên kết quả kiểm tra tài chính, chúng tôi đã tạm dừng hoạt động của ba trong bốn dự án để tiếp tục làm rõ".
Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan đối tác để xử lý vấn đề này. Cho đến nay chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cực đầu tiên."
Bản thông cáo cũng cho biết: "Những phát hiện trong quá trình kiểm tra tài chính là sử dụng dịch vụ tư vấn để tư lợi, chi vượt mức thực tế các trang thiết bị và thâm hụt quỹ so với số dư sổ sách kế toán. Theo báo cáo, số tiền bị sử dụng không hợp lý có thể lên tới 3,3 triệu kroner Đan Mạch (tương đương 560.000 USD). Tuy nhiên, những phát hiện này sẽ cần được hai Chính phủ và các cơ quan thực thi đánh giá kỹ lưỡng trước khi có kết luận cuối cùng," thông cáo nhận định.
Ngay trong chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh đã làm việc với Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Neilsen về những vấn đề xung quanh thông tin trên.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết việc lựa chọn và quản lý các dự án thuộc Chương trình được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án trong danh mục ODA, Bộ, ngành chủ quản tiến hành thẩm định và phê duyệt thuyết minh của từng dự án nghiên cứu. Chủ dự án và đơn vị chủ trì trực tiếp ký hợp đồng với Đại sứ quán Đan Mạch và trực tiếp nhận kinh phí từ phía DANIDA theo đúng các quy định về tài chính của DANIDA và quy định về quản lý viện trợ của Chính phủ Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng khẳng định trong vai trò điều phối của mình, Bộ Khoa học và Công nghệ đảm bảo việc đánh giá, lựa chọn các đề xuất dự án có chất lượng Khoa học và Công nghệ cao, phù hợp với các định hướng phát triển Khoa học và Công nghệ ưu tiên trong nước.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho rằng các cơ quan thực hiện dự án và cơ quan chủ quản đều là những đơn vị có năng lực thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý dự án nói chung và quản lý tài chính nói riêng, để đảm bảo đáp ứng được kết quả đề ra của dự án cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định về tài chính (không chỉ những quy định trong nước mà còn của các nhà tài trợ).
Báo cáo kiểm toán của Công ty kiểm toán độc lập là thông tin ban đầu hết sức quan trọng đã nêu ra những vấn đề cần làm sáng tỏ đối với mỗi dự án,“việc này cũng sẽ rất có ích đối với các chủ dự án nói riêng, cũng như những người quản lý nói chung,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng khẳng định đây mới là báo cáo ban đầu, chưa phải là kết luận cuối cùng đối với “tính bất thường” của các dự án, do vậy hai bên cần thống nhất cách hiểu đối với “giá trị” của bản báo cáo, tránh những hiểu nhầm không cần thiết trong dư luận.
Đánh giá cao việc Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với từng chủ dự án để nghe các dự án giải trình những điểm cần làm sáng tỏ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cam kết Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử đại diện có trách nhiệm tham dự buổi đối thoại này; đồng thời mong muốn cùng với Đại sứ quán xây dựng bản báo cáo kết luận để đánh giá khách quan tình hình của các dự án.
“Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam (Bộ chủ quản của các dự án, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) sớm có kết luận cuối cùng một cách khách quan nhất, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực không cần thiết trong mối quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học hai nước nói riêng cũng như quan hệ hợp tác tốt đẹp và hữu nghị của hai nước nói chung,” Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhấn mạnh.
Bốn dự án trên là: “Đánh giá ảnh hưởng và xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung, Việt Nam (từ Nghệ An đến Bình Thuận): đề xuất các giải pháp giảm thiểu thích ứng,” “Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái cửa sông Việt Nam,” “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng bờ biển đồng bằng Việt Nam,” "Tác động của biến đổi khí hậu đến biến động sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng”./.
Hoàng Thị Hoa-Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)