Theo Viện nghiên cứu kinh tế ở Berlin (DIW), mặc dù tác động của khủng hoảng kinh tế và giá nhiên liệu tăng mạnh trong thời gian qua, mỗi chủ sở hữu xe hơi Đức vẫn chạy trung bình 14.000km trong năm 2008 và 51 triệu xe hơi nước này đã để lại đằng sau tổng cộng 700 tỷ km, vẫn ở mức cao như năm 2007.
Để phản ứng với giá nhiên liệu tăng, một xu hướng ngày càng rõ là nhiều người đã chuyển từ dùng xe chạy xăng sang xe chạy dầu diezel để giảm chi phí nhiên liệu.
Hiện ở Đức có 25% xe hơi chạy dầu diezel. Tỷ lệ này gần đây không tăng, thậm chí giảm chút ít, bởi giá xăng chỉ tăng 4%, trong khi giá diezel tăng tới 14%, mặc dù giá 1 lít diezel vẫn thấp hơn 1 lít xăng.
Điều quan trọng là trong thập kỷ qua tất cả các loại động cơ chạy dầu diezel cũng như chạy xăng đều được cải tiến công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hơn, lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình đã giảm 10%, song theo ông Uwe Kunert, chuyên gia giao thông của Viện DIW, tỷ lệ giảm này còn quá khiêm tốn.
Bắt đầu từ năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng quy định mới ở phạm vi châu Âu nhằm chống biến đổi khí hậu, theo đó các loại xe mới thải ra môi trường quá 130 gram CO2 sẽ buộc phải trả lệ phí.
Năm 2008, các xe mới được cấp phép lưu hành ở Đức trung bình thải ra 165 gram CO2, cao hơn nhiều so với mức quy định của EU. Ngoài ra, ở Đức cũng mới chỉ có rất ít, khoảng 400.000 xe hơi mới, loại chạy bằng điện hoặc động cơ hybrid và khí gas.
Do vậy, muốn thực hiện hạn chế lượng khí thải CO2 theo quy định của EU có hiệu lực từ năm 2012, Đức cần cấp thiết có hành động thích hợp.
Để giảm đáng kể khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, điều quan trọng là thông qua việc giảm tiêu thụ nhiên liệu đối với các loại xe hơi thông thường. Các đề nghị ở Đức về việc áp dụng thuế môi trường đối với xe hơi vẫn chưa có hiệu quả.
Mặt khác, việc đưa thuế môi trường vào giá nhiên liệu lại càng khó khăn hơn vì hiện tại có khoảng 5% người Đức mua xăng ở các nước láng giềng Luxembourg và Cộng hòa Séc.
Đợt Chính phủ thưởng tiền cho dân Đức mua xe mới nhằm kích cầu ngành công nghiệp chế tạo xe hơi đã khuyến khích nhiều người mua loại xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu, song chưa ai dám khẳng định xu hướng này trong thời gian tới có tiếp tục hay không./.
Để phản ứng với giá nhiên liệu tăng, một xu hướng ngày càng rõ là nhiều người đã chuyển từ dùng xe chạy xăng sang xe chạy dầu diezel để giảm chi phí nhiên liệu.
Hiện ở Đức có 25% xe hơi chạy dầu diezel. Tỷ lệ này gần đây không tăng, thậm chí giảm chút ít, bởi giá xăng chỉ tăng 4%, trong khi giá diezel tăng tới 14%, mặc dù giá 1 lít diezel vẫn thấp hơn 1 lít xăng.
Điều quan trọng là trong thập kỷ qua tất cả các loại động cơ chạy dầu diezel cũng như chạy xăng đều được cải tiến công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hơn, lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình đã giảm 10%, song theo ông Uwe Kunert, chuyên gia giao thông của Viện DIW, tỷ lệ giảm này còn quá khiêm tốn.
Bắt đầu từ năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng quy định mới ở phạm vi châu Âu nhằm chống biến đổi khí hậu, theo đó các loại xe mới thải ra môi trường quá 130 gram CO2 sẽ buộc phải trả lệ phí.
Năm 2008, các xe mới được cấp phép lưu hành ở Đức trung bình thải ra 165 gram CO2, cao hơn nhiều so với mức quy định của EU. Ngoài ra, ở Đức cũng mới chỉ có rất ít, khoảng 400.000 xe hơi mới, loại chạy bằng điện hoặc động cơ hybrid và khí gas.
Do vậy, muốn thực hiện hạn chế lượng khí thải CO2 theo quy định của EU có hiệu lực từ năm 2012, Đức cần cấp thiết có hành động thích hợp.
Để giảm đáng kể khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, điều quan trọng là thông qua việc giảm tiêu thụ nhiên liệu đối với các loại xe hơi thông thường. Các đề nghị ở Đức về việc áp dụng thuế môi trường đối với xe hơi vẫn chưa có hiệu quả.
Mặt khác, việc đưa thuế môi trường vào giá nhiên liệu lại càng khó khăn hơn vì hiện tại có khoảng 5% người Đức mua xăng ở các nước láng giềng Luxembourg và Cộng hòa Séc.
Đợt Chính phủ thưởng tiền cho dân Đức mua xe mới nhằm kích cầu ngành công nghiệp chế tạo xe hơi đã khuyến khích nhiều người mua loại xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu, song chưa ai dám khẳng định xu hướng này trong thời gian tới có tiếp tục hay không./.
Nguyễn Xuân/Berlin (Vietnam+)