Ngày 26/8, hơn 30 đại biểu vùng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã tham gia buổi tham quan, kiến tập tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng).
Tại buổi tham quan, các đại biểu được tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trình bày chi tiết về các thông tin của Viện nghiên cứu hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân; một số ứng dụng điển hình của kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; các vấn đề về an toàn bức xạ, hạt nhân; các hoạt động đào tạo chuyên ngành; các thông tin về điện hạt nhân...
Bước đầu, các đại biểu đã hiểu rõ hơn và cảm thấy yên tâm hơn về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân.
Các đại biểu được nghe lãnh đạo của Viện giới thiệu kỹ về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; hệ thống công nghệ của lò phản ứng; các đặc trưng cơ bản của lò phản ứng; chế độ vận hành lò phản ứng; các nghiên cứu về vật lý kỹ thuật của lò như: nghiên cứu các đặc trưng và thông số vật lý của lò để làm chủ trong quản lý, nghiên cứu tuổi thọ của lò, nghiên cứu nâng cấp hệ điện tử điều khiển lò, hệ kiểm soát các thông số công nghệ lò phản ứng..., đặc biệt là những ứng dụng chính của lò phản ứng hạt nhân như: sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ các ngành y tế, công-nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của các ngành, phục vụ các nghiên cứu cơ bản và đào tạo nguồn nhân lực cùng một số ứng dụng khác.
Điều mà các đại biểu đặc biệt quan tâm và lo lắng như vấn đề an toàn hạt nhân và các biện pháp đảm bảo an toàn cho lò phản ứng... đã được lãnh đạo Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt giải thích rõ và chứng minh tính an toàn thông qua việc giới thiệu các hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ vận hành và khai thác lò phản ứng, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ tải nhiệt vùng hoạt và các thông số nước làm nguội trong lò, đảm bảo an toàn phóng xạ, an toàn hạt nhân.
Quan tâm lớn nhất của các đại biểu vùng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận về sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô trước đây và mới đây là nhà máy Fukushima ở Nhật Bản, các chuyên gia của viện đã giải thích cặn kẽ về nguyên do dẫn đến sự cố xảy ra tại 2 nhà máy này để đại biểu an tâm.
Các chuyên gia khẳng định, việc sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là do sơ suất của con người trong khâu vận hành nên đã xảy ra tình trạng trên, còn nhà máy điện hạt nhân Fukushima được xây dựng khá lâu theo công nghệ thụ động, đồng thời do sự tác động bất ngờ và quá mạnh của tự nhiên (động đất và sóng thần) mà không ai ngờ đến.
Sự cố trên cũng là bài học để Việt Nam rút ra được kinh nghiệm, tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo để đánh giá, lựa chọn kỹ công nghệ mới trước khi bước vào xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, là một tỉnh thuận lợi về giao thông, hơn nữa lại có biển, việc lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn nhất để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo đó là việc phát triển các dịch vụ phụ trợ, chắc chắn kinh tế-xã hội của Ninh Thuận sẽ phát triển mạnh, đời sống kinh tế của người dân sẽ cải thiện đáng kể./.
Tại buổi tham quan, các đại biểu được tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trình bày chi tiết về các thông tin của Viện nghiên cứu hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân; một số ứng dụng điển hình của kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; các vấn đề về an toàn bức xạ, hạt nhân; các hoạt động đào tạo chuyên ngành; các thông tin về điện hạt nhân...
Bước đầu, các đại biểu đã hiểu rõ hơn và cảm thấy yên tâm hơn về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân.
Các đại biểu được nghe lãnh đạo của Viện giới thiệu kỹ về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; hệ thống công nghệ của lò phản ứng; các đặc trưng cơ bản của lò phản ứng; chế độ vận hành lò phản ứng; các nghiên cứu về vật lý kỹ thuật của lò như: nghiên cứu các đặc trưng và thông số vật lý của lò để làm chủ trong quản lý, nghiên cứu tuổi thọ của lò, nghiên cứu nâng cấp hệ điện tử điều khiển lò, hệ kiểm soát các thông số công nghệ lò phản ứng..., đặc biệt là những ứng dụng chính của lò phản ứng hạt nhân như: sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ các ngành y tế, công-nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của các ngành, phục vụ các nghiên cứu cơ bản và đào tạo nguồn nhân lực cùng một số ứng dụng khác.
Điều mà các đại biểu đặc biệt quan tâm và lo lắng như vấn đề an toàn hạt nhân và các biện pháp đảm bảo an toàn cho lò phản ứng... đã được lãnh đạo Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt giải thích rõ và chứng minh tính an toàn thông qua việc giới thiệu các hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ vận hành và khai thác lò phản ứng, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ tải nhiệt vùng hoạt và các thông số nước làm nguội trong lò, đảm bảo an toàn phóng xạ, an toàn hạt nhân.
Quan tâm lớn nhất của các đại biểu vùng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận về sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô trước đây và mới đây là nhà máy Fukushima ở Nhật Bản, các chuyên gia của viện đã giải thích cặn kẽ về nguyên do dẫn đến sự cố xảy ra tại 2 nhà máy này để đại biểu an tâm.
Các chuyên gia khẳng định, việc sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là do sơ suất của con người trong khâu vận hành nên đã xảy ra tình trạng trên, còn nhà máy điện hạt nhân Fukushima được xây dựng khá lâu theo công nghệ thụ động, đồng thời do sự tác động bất ngờ và quá mạnh của tự nhiên (động đất và sóng thần) mà không ai ngờ đến.
Sự cố trên cũng là bài học để Việt Nam rút ra được kinh nghiệm, tổ chức nhiều hơn các cuộc hội thảo để đánh giá, lựa chọn kỹ công nghệ mới trước khi bước vào xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, là một tỉnh thuận lợi về giao thông, hơn nữa lại có biển, việc lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn nhất để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, theo đó là việc phát triển các dịch vụ phụ trợ, chắc chắn kinh tế-xã hội của Ninh Thuận sẽ phát triển mạnh, đời sống kinh tế của người dân sẽ cải thiện đáng kể./.
Công Thử (TTXVN/Vietnam+)