Đầu tháng Bảy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất với Bộ Tài chính chuyển phí giữ xe tại các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách sang giá dịch vụ để tránh các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp trong quá trình quản lý.
Ngay sau đó, cho rằng ý tưởng trên còn nhiều điểm bất hợp lý, đại diện một loạt chung cư tại Hà Nội đã có văn bản phản biện gửi tới nhiều cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở Xây dựng…
Hầu hết các ban quản trị và ban đại diện chính thức của các chung cư lớn như Keangnam, Gorden Place, Sky City, The Manor… đã đồng loạt đứng tên trong văn bản gửi tới các cơ quan chức năng này.
Trục lợi không chính đáng?
Trước đó, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, qua theo dõi trên địa bàn thành phố cho thấy giữa chủ đầu tư và cư dân sinh sống tại các tòa nhà chung cư thường xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu tầng hầm và các chi phí liên quan tới giá các loại dịch vụ trong tòa nhà. Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Tài chính năm 2002 chưa quy định chi tiết phần lợi nhuận trong các yếu tố cấu thành mức thu phí, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện thẩm định. Đây cũng được coi là lý do quan trọng để thành phố đề xuất ý tưởng chuyển đổi mức phí đối với các chung cư, trung tâm thương mại đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách sang giá dịch vụ.
[Nhiều bất cập về quản lý giá dịch vụ nhà chung cư]
Mặc dù vậy, đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Liên minh các chung cư trên địa bàn thành phố.
Đại diện chung cư Keangnam, bà Trịnh Thúy Mai cho hay, mặc dù chưa có điều kiện xem xét nội dung chi tiết tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng đông đảo những cư dân sinh sống tại chung cư đang lo ngại về nguy cơ phí trông giữ xe sẽ bị thả lỏng.
“Chuyển khoản phí trông giữ xe sang giá dịch vụ cũng đồng nghĩa với vệc để các chủ đầu tư được toàn quyền quyết định mức giá. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư,” bà Mai bày tỏ quan điểm.
Liên minh các chung cư Hà Nội cũng cho rằng mức phí trông giữ xe tại bãi đỗ xe (trong nhà hay ngoài trời) nhà chung cư cũng phải được kiểm soát và quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương chứ không thể thả nổi cho các chủ đầu tư tự quyết.
“Hiện nay, việc cung cấp dịch vụ gửi xe tại nhà chung cư do chủ đầu tư độc quyền nên vấn đề này phải được cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ để tránh chủ đầu tư lợi dụng vị trí của mình để thu tiền phí gửi xe bất hợp lý cũng như biến các cư dân thành nguồn thu để khai thác, trục lợi không chính đáng,” bản kiến nghị khẳng định.
Thiếu cơ sở pháp lý
Mặt khác, theo quan điểm của Liên minh các chung cư, nơi để xe (xe đạp, xe máy và ô tô) của nhà chung cư, dù nằm bên ngoài hay bên trong nhà chung cư (dưới hầm hay trên tầng) đều phải là tài sản thuộc sở hữu chung của các cư dân theo đúng quy định của Luật nhà ở.
Đại diện cộng đồng dân cư sinh sống “trên cao” cũng đưa ra lập luận: Đến ngày 8/8/2010, Nghị định 71/2010-NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn luật Nhà ở có hiệu lực. Nghị định này có đưa ra việc thỏa thuận về chỗ đỗ xe ô tô là tài sản chung hay tài sản riêng của chủ đầu tư.
[Cư dân tòa nhà Keangnam lại bị áp đặt mức phí mới]
“Đối chiếu với nguyên tắc áp dụng pháp luật không hồi tố lại tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định 71 không thể áp dụng cho những khu chung cư được xây dựng và bán trước thời điểm 8/8/2010. Điều này có nghĩa mọi thỏa thuận (nếu có) giữa cư dân và chủ đầu tư về việc chủ đầu tư có toàn quyền sở hữu riêng đối với chỗ đỗ xe của nhà chung cư trước ngày 8/8/2010 đều không có hiệu lực vì vi phạm quy định của Luật nhà ở. Hay nói cách khác, bãi đỗ xe của nhà chung cư (trong nhà hay ngoài trời) mà được xây dựng và bán hàng trước ngày 8/8/2010 đều phải thuộc sở hữu chung của các cư dân,” văn bản kiến nghị của Liên minh chung cư phân tích.
Ngoài những lý do nêu trên, cũng theo bản kiến nghị này, đại diện các chung cư khẳng định: Phí trông giữ xe là một loại phí mà người dùng phải trả cho dịch vụ trông giữ xe được quy định cụ thể và chi tiết tại Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành và được quy định cụ thể bởi Hội đồng Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, phí trông giữ xe tại thành phố Hà Nội đang được điều chỉnh theo Quyết định 47/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong khi đó, giá dịch vụ là một loại giá được quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó giá dịch vụ được thả nổi và theo quyết định của tổ chức kinh doanh ngoại trừ một số giá do Nhà nước định giá hoặc thuộc trường hợp bình ổn giá. Tại các văn bản này, dịch vụ trông giữ xe không được xem là loại dịch vụ có tính giá vì tiền thu dịch vụ trông giữ xe đang được điều chỉnh bởi pháp luật về phí và lệ phí.
“Như vậy, về mặt cơ sở pháp lý, không thể chuyển phí trông giữ xe trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, phí trông giữ xe tại các điểm trông giữ xe được đầu tư bằng các hình thức khác, nguồn vốn ngoài ngân sách… sang giá dịch vụ như đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,” bà Trịnh Thúy Mai khẳng định./.
Ngay sau đó, cho rằng ý tưởng trên còn nhiều điểm bất hợp lý, đại diện một loạt chung cư tại Hà Nội đã có văn bản phản biện gửi tới nhiều cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở Xây dựng…
Hầu hết các ban quản trị và ban đại diện chính thức của các chung cư lớn như Keangnam, Gorden Place, Sky City, The Manor… đã đồng loạt đứng tên trong văn bản gửi tới các cơ quan chức năng này.
Trục lợi không chính đáng?
Trước đó, theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, qua theo dõi trên địa bàn thành phố cho thấy giữa chủ đầu tư và cư dân sinh sống tại các tòa nhà chung cư thường xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu tầng hầm và các chi phí liên quan tới giá các loại dịch vụ trong tòa nhà. Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Tài chính năm 2002 chưa quy định chi tiết phần lợi nhuận trong các yếu tố cấu thành mức thu phí, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện thẩm định. Đây cũng được coi là lý do quan trọng để thành phố đề xuất ý tưởng chuyển đổi mức phí đối với các chung cư, trung tâm thương mại đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách sang giá dịch vụ.
[Nhiều bất cập về quản lý giá dịch vụ nhà chung cư]
Mặc dù vậy, đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Liên minh các chung cư trên địa bàn thành phố.
Đại diện chung cư Keangnam, bà Trịnh Thúy Mai cho hay, mặc dù chưa có điều kiện xem xét nội dung chi tiết tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng đông đảo những cư dân sinh sống tại chung cư đang lo ngại về nguy cơ phí trông giữ xe sẽ bị thả lỏng.
“Chuyển khoản phí trông giữ xe sang giá dịch vụ cũng đồng nghĩa với vệc để các chủ đầu tư được toàn quyền quyết định mức giá. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư,” bà Mai bày tỏ quan điểm.
Liên minh các chung cư Hà Nội cũng cho rằng mức phí trông giữ xe tại bãi đỗ xe (trong nhà hay ngoài trời) nhà chung cư cũng phải được kiểm soát và quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương chứ không thể thả nổi cho các chủ đầu tư tự quyết.
“Hiện nay, việc cung cấp dịch vụ gửi xe tại nhà chung cư do chủ đầu tư độc quyền nên vấn đề này phải được cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ để tránh chủ đầu tư lợi dụng vị trí của mình để thu tiền phí gửi xe bất hợp lý cũng như biến các cư dân thành nguồn thu để khai thác, trục lợi không chính đáng,” bản kiến nghị khẳng định.
Thiếu cơ sở pháp lý
Mặt khác, theo quan điểm của Liên minh các chung cư, nơi để xe (xe đạp, xe máy và ô tô) của nhà chung cư, dù nằm bên ngoài hay bên trong nhà chung cư (dưới hầm hay trên tầng) đều phải là tài sản thuộc sở hữu chung của các cư dân theo đúng quy định của Luật nhà ở.
Đại diện cộng đồng dân cư sinh sống “trên cao” cũng đưa ra lập luận: Đến ngày 8/8/2010, Nghị định 71/2010-NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn luật Nhà ở có hiệu lực. Nghị định này có đưa ra việc thỏa thuận về chỗ đỗ xe ô tô là tài sản chung hay tài sản riêng của chủ đầu tư.
[Cư dân tòa nhà Keangnam lại bị áp đặt mức phí mới]
“Đối chiếu với nguyên tắc áp dụng pháp luật không hồi tố lại tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị định 71 không thể áp dụng cho những khu chung cư được xây dựng và bán trước thời điểm 8/8/2010. Điều này có nghĩa mọi thỏa thuận (nếu có) giữa cư dân và chủ đầu tư về việc chủ đầu tư có toàn quyền sở hữu riêng đối với chỗ đỗ xe của nhà chung cư trước ngày 8/8/2010 đều không có hiệu lực vì vi phạm quy định của Luật nhà ở. Hay nói cách khác, bãi đỗ xe của nhà chung cư (trong nhà hay ngoài trời) mà được xây dựng và bán hàng trước ngày 8/8/2010 đều phải thuộc sở hữu chung của các cư dân,” văn bản kiến nghị của Liên minh chung cư phân tích.
Ngoài những lý do nêu trên, cũng theo bản kiến nghị này, đại diện các chung cư khẳng định: Phí trông giữ xe là một loại phí mà người dùng phải trả cho dịch vụ trông giữ xe được quy định cụ thể và chi tiết tại Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành và được quy định cụ thể bởi Hội đồng Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, phí trông giữ xe tại thành phố Hà Nội đang được điều chỉnh theo Quyết định 47/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong khi đó, giá dịch vụ là một loại giá được quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó giá dịch vụ được thả nổi và theo quyết định của tổ chức kinh doanh ngoại trừ một số giá do Nhà nước định giá hoặc thuộc trường hợp bình ổn giá. Tại các văn bản này, dịch vụ trông giữ xe không được xem là loại dịch vụ có tính giá vì tiền thu dịch vụ trông giữ xe đang được điều chỉnh bởi pháp luật về phí và lệ phí.
“Như vậy, về mặt cơ sở pháp lý, không thể chuyển phí trông giữ xe trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, phí trông giữ xe tại các điểm trông giữ xe được đầu tư bằng các hình thức khác, nguồn vốn ngoài ngân sách… sang giá dịch vụ như đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,” bà Trịnh Thúy Mai khẳng định./.
Sơn Bách (Vietnam+)