Ngày 18/6, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chủ trì Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương nữ sử 1881-2011” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Văn học Việt Nam tổ chức.
Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam, gia đình Đạm Phương nữ sử cùng các nhà nghiên cứu.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh những đóng góp của Đạm Phương nữ sử cho cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, tầm nhìn của Đạm Phương nữ sử về vai trò, đóng góp của bà trong giải phóng phụ nữ Việt Nam .
Phó Chủ tịch nước cho rằng về phụ nữ và bình đẳng giới, Đạm Phương nữ sử đã sớm nhận ra những hạn chế của xã hội phong kiến trong việc đối xử bất công với phụ nữ. Từ đó, bà đã tìm ra con đường đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ, đó là phụ nữ phải tự học, phải có tri thức để sánh ngang cùng nam giới; phụ nữ phải có đức hạnh và tài năng - “nữ học là quan trọng nhất.”
Về giáo dục và đào tạo, Đạm Phương nữ sử coi trọng học vấn, tri thức. Bà luôn mong làm giàu tri thức của bản thân và cho mọi người. Phương pháp giáo dục của bà là kết hợp giữa giảng dạy, tự học và học ở bạn bè - những người tri thức yêu nước. Quan điển giáo dục của bà rất tiến bộ và toàn diện đó là phải quan tâm đến giáo dục cả về thể chất, tri thức và tâm hồn.
Về xây dựng xã hội mới, con người mới, gia đình mới, Đạm Phương nữ sử mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, tiến bộ. Để xây dựng xã hội đó, bà lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng. Bà ủng hộ việc tiếp thu những cái mới, tiến bộ, bài trừ cái cũ, lạc hậu nhưng không phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Quan điểm xây dựng con người mới của bà được thể hiện thông qua việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ tiến bộ là công, dung, ngôn, hạnh; ứng xử có văn hóa, giỏi nữ công gia chánh, thực hiện đúng thiên chức là vợ làm mẹ, có tri thức, hiểu biết xã hội…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mong muốn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương nữ sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà./.
Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam, gia đình Đạm Phương nữ sử cùng các nhà nghiên cứu.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh những đóng góp của Đạm Phương nữ sử cho cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, tầm nhìn của Đạm Phương nữ sử về vai trò, đóng góp của bà trong giải phóng phụ nữ Việt Nam .
Phó Chủ tịch nước cho rằng về phụ nữ và bình đẳng giới, Đạm Phương nữ sử đã sớm nhận ra những hạn chế của xã hội phong kiến trong việc đối xử bất công với phụ nữ. Từ đó, bà đã tìm ra con đường đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ, đó là phụ nữ phải tự học, phải có tri thức để sánh ngang cùng nam giới; phụ nữ phải có đức hạnh và tài năng - “nữ học là quan trọng nhất.”
Về giáo dục và đào tạo, Đạm Phương nữ sử coi trọng học vấn, tri thức. Bà luôn mong làm giàu tri thức của bản thân và cho mọi người. Phương pháp giáo dục của bà là kết hợp giữa giảng dạy, tự học và học ở bạn bè - những người tri thức yêu nước. Quan điển giáo dục của bà rất tiến bộ và toàn diện đó là phải quan tâm đến giáo dục cả về thể chất, tri thức và tâm hồn.
Về xây dựng xã hội mới, con người mới, gia đình mới, Đạm Phương nữ sử mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, tiến bộ. Để xây dựng xã hội đó, bà lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng. Bà ủng hộ việc tiếp thu những cái mới, tiến bộ, bài trừ cái cũ, lạc hậu nhưng không phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Quan điểm xây dựng con người mới của bà được thể hiện thông qua việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ tiến bộ là công, dung, ngôn, hạnh; ứng xử có văn hóa, giỏi nữ công gia chánh, thực hiện đúng thiên chức là vợ làm mẹ, có tri thức, hiểu biết xã hội…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mong muốn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương nữ sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)