Đám cưới truyền thống của người Phù Lá ở vùng Tây Bắc

Đối với người Phù Lá, ngoài những phiên chợ vùng cao, họ trông vào những ngày đặc biệt, như đám hỏi, đám cưới để có thể vui chơi và ăn mặc đẹp.

Tây Bắc nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi điệp trùng, những thung lũng nên thơ hay những thửa ruộng bậc thang nhiều màu sắc.

Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu như nhắc tới vùng Tây Bắc mà không nhắc tới những những nét chấm phá thú vị và cuốn hút bởi đặc sắc văn hóa của người dân nơi đây.

Dân tộc Phù Lá là một dân tộc có đời sống văn hóa phong phú của vùng rừng núi Lào Cai. 

Cuộc sống miền cao vất vả, nhưng người Phù Lá luôn lạc quan yêu đời. Cuộc sống của họ rộn ràng trong lời ca, tiếng hát.

Đối với người Phù Lá, ngoài những phiên chợ vùng cao, họ trông vào những ngày đặc biệt, như đám hỏi, đám cưới để có thể vui chơi và ăn mặc đẹp.

Giống như các dân tộc anh em khác, đám cưới của người Phù Lá là một nghi lễ vô cùng trang trọng.

Sính lễ và các lễ vật làm từ Bạc sẽ được chuẩn bị trước từ nhiều ngày.

Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, nhà trai sẽ mang những lễ vật này sang nhà gái.

Cô dâu sẽ diện ngay những lễ vật được nhà trai mang tới, vì thế, y phục và trang sức của cô dâu sẽ thể hiện mức độ giàu có, sung túc của nhà trai.

Nghi thức quan trọng nhất trong ngày cưới là nghi thức buộc dây tơ hồng cho cô dâu và chú rể.

Sợi dây này sẽ được buộc thật chặt, và chỉ được tháo ra khi cô dâu, chú rể bước vào động phòng.

Khi phần lễ kết thúc, những lời ca, tiếng nhạc sẽ được cất lên.

Âm thanh của đôi kèn Pí Lè là âm thanh thiêng liêng, không thể thiếu trong mỗi đám cưới người Phù Lá. Họ quan niệm, hạnh phúc của đôi vợ chồng cũng như tiếng kèn, phải có đôi thì khi ngân lên mới có sự đồng điệu, mới trường tồn cùng rừng núi.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục