Tại hội thảo về tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức vào ngày 9/6 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia tham dự đều cho rằng quản lý thị trường vàng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đối tượng tham gia.
Các chuyên gia cũng có chung ý kiến về việc công khai, minh bạch sẽ giúp nhà đầu tư đặt niềm tin vào chính sách, có chiến lược dài hạn cho hoạt động đầu tư, tránh được tình trạng chạy theo đám đông.
Thực tế cũng cho thấy nguyên nhân của các cơn sốt vàng trong thời gian qua không chỉ do mất cân đối cung cầu, mà còn bởi thông tin thiếu minh bạch, nhất quán của các cơ quan có trách nhiệm trên thị trường. Đây chính là điều kiện cho giới đầu cơ trục lợi thao túng và làm lũng đoạn thị trường.
Bên cạnh đó, việc giám sát thị trường vàng cần phải có tính chuyên nghiệp hơn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết các nguyên tắc, chuẩn mực về hoạt động giám sát cần được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó thành lập một tổ công tác trù bị do Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các bộ, các ngân hàng thương mại có kinh nghiệm; các công ty kinh doanh lớn có uy tín.
"Nên bỏ chế độ cấp quota đối với nhập khẩu và xuất khẩu vàng vì việc làm đó tạo ra sự chênh lệch giá giữa thị trường trong nước và quốc tế. Thay vào cấp quota là đánh thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức. Thuế xuất nhập khẩu nên bằng nhau và không quá 1% vì vàng là mặt hàng có giá trị lớn," ông Nghĩa nói.
Thời gian qua, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra thử nghiệm với quy mô nhỏ trên địa bàn Hà Nội về khu vực hộ gia đình trên các phương diện thu nhập, tiêu dùng, tích lũy và đầu tư.
Kết quả điều tra cho thấy 31,33% số gia đình được điều tra có đầu tư, tích lũy bằng vàng; trong đó 28,23% số gia đình giữ vàng tại nhà. 92% số hộ gia đình giải thích nguyên nhân tích trữ vàng do thói quen và tâm lý chống lạm phát./.
Các chuyên gia cũng có chung ý kiến về việc công khai, minh bạch sẽ giúp nhà đầu tư đặt niềm tin vào chính sách, có chiến lược dài hạn cho hoạt động đầu tư, tránh được tình trạng chạy theo đám đông.
Thực tế cũng cho thấy nguyên nhân của các cơn sốt vàng trong thời gian qua không chỉ do mất cân đối cung cầu, mà còn bởi thông tin thiếu minh bạch, nhất quán của các cơ quan có trách nhiệm trên thị trường. Đây chính là điều kiện cho giới đầu cơ trục lợi thao túng và làm lũng đoạn thị trường.
Bên cạnh đó, việc giám sát thị trường vàng cần phải có tính chuyên nghiệp hơn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết các nguyên tắc, chuẩn mực về hoạt động giám sát cần được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó thành lập một tổ công tác trù bị do Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các bộ, các ngân hàng thương mại có kinh nghiệm; các công ty kinh doanh lớn có uy tín.
"Nên bỏ chế độ cấp quota đối với nhập khẩu và xuất khẩu vàng vì việc làm đó tạo ra sự chênh lệch giá giữa thị trường trong nước và quốc tế. Thay vào cấp quota là đánh thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức. Thuế xuất nhập khẩu nên bằng nhau và không quá 1% vì vàng là mặt hàng có giá trị lớn," ông Nghĩa nói.
Thời gian qua, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra thử nghiệm với quy mô nhỏ trên địa bàn Hà Nội về khu vực hộ gia đình trên các phương diện thu nhập, tiêu dùng, tích lũy và đầu tư.
Kết quả điều tra cho thấy 31,33% số gia đình được điều tra có đầu tư, tích lũy bằng vàng; trong đó 28,23% số gia đình giữ vàng tại nhà. 92% số hộ gia đình giải thích nguyên nhân tích trữ vàng do thói quen và tâm lý chống lạm phát./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)