Ngày 9/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) họp báo công bố về việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) vào SHB. Trả lời báo chí, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB cho biết, Ngân hàng cam kết đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người gửi tiền và các khách hàng đã có quan hệ với HBB trước và sau sáp nhập.
Bộ máy điều hành vẫn giữ nguyên
- SHB được lợi gì từ việc sáp nhập này, thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Việc SHB sáp nhập HBB nằm trong chiến lược phát triển của SHB, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí trong lộ trình phát triển của SHB. Để đạt được quy mô sau sáp nhập như ngày hôm nay, SHB chỉ mất 7 tháng tìm hiểu. Trong khi đó, nếu SHB tự thân phát triển thì nếu nhanh, SHB cũng phải mất 5 năm với chi phí đầu tư không nhỏ.
Vì vậy, SHB đánh giá thương vụ sáp nhập HBB là thành công và cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập trở thành một định chế tài chính với vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với trên 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước cùng 5.000 nhân viên, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước.
- Vậy, sau sáp nhập, bộ máy Ban điều hành, bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực của SHB sẽ thay đổi ra sao, thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Hiện HBB sáp nhập vào SHB chứ không phải là hợp nhất nên bộ máy Hội đồng quản trị của SHB vẫn giữ nguyên như cũ, trong trường hợp Hội đồng quản trị HBB hoặc cổ đông có ý kiến muốn vào ban điều hành thì lúc đó mới họp cổ đông. Căn cứ vào năng lực của Ban điều hành HBB, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của ngân hàng sáp nhập (quy mô, tổng tài sản, mạng lưới…), Hội đồng quản trị SHB sẽ quyết định Ban điều hành của SHB sau sáp nhập có bao nhiêu người.
Về bộ máy tổ chức, các chi nhánh của ngân hàng HBB sẽ vận hành theo bộ máy tổ chức của SHB. Chúng tôi tiếp nhận toàn bộ nhân viên của HBB nhưng sẽ sắp xếp lại công việc phù hợp với năng lực của từng cán bộ và phù hợp với hoạt động của SHB, đảm bảo SHB sau sáp nhập hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.
Khách hàng được đảm bảo quyền và lợi ích
- Quyền lợi của khách hàng đã có quan hệ với HBB sẽ được đảm bảo như thế nào thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: SHB cam kết đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người gửi tiền đồng thời tất cả các khách hàng có quan hệ với HBB trước và sau sáp nhập đều nhận được sự cam kết của SHB tiếp tục thực hiện các quyền lợi và lợi ích hợp pháp với chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh cao.
Điều quan trọng được SHB đặc biệt quan tâm là đáp ứng quyền lợi và lợi ích của các cổ đông SHB và HBB. Theo đó, 1 cổ phiếu của HBB được hoán đổi nhận 0,75 cổ phiếu của SHB và cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu của SHB được nhận thêm 0,21 cổ phiếu SHB.
Ngày 18/7, Uỷ ban Chứng khoán đã cấp phép phát hành cổ phiếu cho SHB với mục đích hoán đổi cổ phiếu của HBB; ngày 17/8 hủy niêm yết HBB; 21/8 chốt danh sách SHB và HBB; từ 24-28/8 hoàn tất việc hoán đổi cổ phiếu và dự kiến ngày 20/9 chính thức niêm yết bổ sung cổ phiếu SHB.
- Hiện SHB và Habubank đều có công ty chứng khoán. Sau sáp nhập, hai công ty này sẽ vận hành như thế nào?
Ông Đỗ Quang Hiển: SHB có góp vốn vào Công ty chứng khoán SHS nhưng đây không phải là công ty con của SHB, chúng tôi chỉ góp vốn 10% trong công ty này. Còn HBB có công ty con là Công ty chứng khoán HBB (HBBS). Tỷ lệ sở hữu của Habubank tại HBBS là 98%. Sau sáp nhập, HBBS sẽ tiếp tục là công ty con của SHB và sẽ được đổi tên thành Công ty chứng khoán SHB (SHBS). Tuy nhiên, chúng tôi là sẽ tiếp tục cổ phần hóa công ty này, bán bớt cổ phần của SHB và chỉ giữ lại tỷ lệ cổ phần hợp lý ở công ty này.
- Dự kiến chi phí đổi tên thương hiệu của HBB thành SHB là bao nhiêu thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Hiện nay có nhiều điểm giao dịch của HBB gần với điểm giao dịch của SHB. Hiện tại, chúng tôi sẽ giữ nguyên các điểm giao dịch này, chỉ thay đổi toàn bộ tên HBB bằng SHB. Sau đó, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị, chi nhánh, chúng tôi sẽ quyết định giữ lại chi nhánh nào, điều chuyển chi nhánh nào.
Đến 28/8, toàn bộ thương hiệu HBB trên thị trường sẽ không còn nữa mà sẽ mang thương hiệu của SHB. Chi phí cho việc thay đổi hình ảnh, ở giai đoạn 1 (đổi tên) này là 2,1 tỷ đồng. Ở giai đoạn 2, chúng tôi sẽ tiếp tục thay đổi hình ảnh của SHB, với nhiều nội dung khác và sẽ báo cáo sau.
Hiện Dutch Bank là cổ đông nước ngoài của Habubank. Sau khi HBB sáp nhập vào SHB, cổ đông này có ý định thoái vốn khỏi SHB không?
Ngay sau khi có thông tin về việc sáp nhập HBB vào SHB, Dutch Bank đã làm việc với chúng tôi. Sau khi nghe về lộ trình sáp nhập và chiến lược kinh doanh của SHB, Dutch Bank rất vui vẻ và yên tâm, mong muốn được làm cổ đông của SHB, không có ý định thoái vốn tại SHB.
31/12 sẽ hoàn thành cơ bản xử lý nợ của HBB
- Thưa ông, việc sáp nhập HBB - một ngân hàng thua lỗ - sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của SHB? Ông cũng đã từng phát biểu sẽ xử lý cơ bản các khoản nợ xấu của HBB ngay trong năm nay, vậy quá trình này đang diễn ra như thế nào?
Ông Đỗ Quang Hiển: Dĩ nhiên, việc ảnh hưởng là không tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, với năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành chuyên nghiệp, các khoản lỗ của HBB sẽ được khắc phục.
Không phải chờ đến ngày có quyết định sáp nhập chính thức chúng tôi mới làm, ngay sau quyết định chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo ban điều hành của SHB đã họp liên tục với lãnh đạo HBB để lập tổ xử lý nợ, lên danh sách 50 khách hàng có nợ lớn nhất của HBB gồm (Vinashin, đóng tàu, giấy, nông sản) chiếm 60-65% tổng dư nợ của HBB, có hôm đã họp đến 12h đêm.
Chúng tôi đã có giải pháp cụ thể, xử lý từng doanh nghiệp một – có doanh nghiệp cơ cấu nợ, tái cấu trúc, tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để duy trì sản xuất. Có những doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng do quản lý yếu kém dẫn đến nợ quá hạn, nếu tái cấu trúc họ sẽ hoạt động tiếp tục trở lại và trả hết nợ.
Tôi khẳng định lại, 31/12 sẽ hoàn thành cơ bản xử lý nợ của HBB và đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 10%.
Hiện tỷ lệ nợ xấu của SHB sau sáp nhập 8,69%, hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng SHB mới sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu tín dụng từ 13%-15%, toàn bộ hệ thống thẻ ATM cũ của hai ngân hàng được giữ nguyên và khách hàng vẫn có thể sử dụng như bình thường. Chúng tôi tin rằng, trong năm 2013, ngân hàng SHB sẽ hoạt động ổn định và tăng trưởng bình thường.
- Vậy khoản nợ của Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) tại HBB, việc xử lý đã xong chưa?
Ông Đỗ Quang Hiển: HBB có ủy thác cho một công ty cổ phần vừa mua cổ phần của Công ty Thủy sản Bình An.
Các bạn biết Bianfishco là doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại lớn nhất cả nước, đặc biệt họ có thị trường đầu ra rất tốt, họ có giấy phép xuất khẩu được Chính phủ Mỹ cấp, đó là lợi thế và tôi nghĩ rằng đây là cơ cấu xử lý nợ của HBB.
SHB đã đưa ra giải pháp cùng VIB, BIDV phương án tái cấu trúc Công ty Thủy sản Bình An để đưa Bianfishco hoạt động bình thường để cứu doanh nghiệp, cứu ngành thủy sản Việt Nam cũng như giải quyết việc làm của 5.000 công nhân viên cũng như cứu người nông dân nuôi trồng thủy sản ở miền Tây.
Một số đối tác nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài cũng muốn mua cổ phần của Bianfishco, SHB đầu tư vào Bianfishco cũng là một cách xử lý nợ - thu hồi các khoản đầu tư của HBB vào công ty Thủy sản Bình An.
- Xin cảm ơn ông!
Bộ máy điều hành vẫn giữ nguyên
- SHB được lợi gì từ việc sáp nhập này, thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Việc SHB sáp nhập HBB nằm trong chiến lược phát triển của SHB, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí trong lộ trình phát triển của SHB. Để đạt được quy mô sau sáp nhập như ngày hôm nay, SHB chỉ mất 7 tháng tìm hiểu. Trong khi đó, nếu SHB tự thân phát triển thì nếu nhanh, SHB cũng phải mất 5 năm với chi phí đầu tư không nhỏ.
Vì vậy, SHB đánh giá thương vụ sáp nhập HBB là thành công và cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập trở thành một định chế tài chính với vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với trên 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước cùng 5.000 nhân viên, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước.
- Vậy, sau sáp nhập, bộ máy Ban điều hành, bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực của SHB sẽ thay đổi ra sao, thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Hiện HBB sáp nhập vào SHB chứ không phải là hợp nhất nên bộ máy Hội đồng quản trị của SHB vẫn giữ nguyên như cũ, trong trường hợp Hội đồng quản trị HBB hoặc cổ đông có ý kiến muốn vào ban điều hành thì lúc đó mới họp cổ đông. Căn cứ vào năng lực của Ban điều hành HBB, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của ngân hàng sáp nhập (quy mô, tổng tài sản, mạng lưới…), Hội đồng quản trị SHB sẽ quyết định Ban điều hành của SHB sau sáp nhập có bao nhiêu người.
Về bộ máy tổ chức, các chi nhánh của ngân hàng HBB sẽ vận hành theo bộ máy tổ chức của SHB. Chúng tôi tiếp nhận toàn bộ nhân viên của HBB nhưng sẽ sắp xếp lại công việc phù hợp với năng lực của từng cán bộ và phù hợp với hoạt động của SHB, đảm bảo SHB sau sáp nhập hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.
Khách hàng được đảm bảo quyền và lợi ích
- Quyền lợi của khách hàng đã có quan hệ với HBB sẽ được đảm bảo như thế nào thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: SHB cam kết đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người gửi tiền đồng thời tất cả các khách hàng có quan hệ với HBB trước và sau sáp nhập đều nhận được sự cam kết của SHB tiếp tục thực hiện các quyền lợi và lợi ích hợp pháp với chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh cao.
Điều quan trọng được SHB đặc biệt quan tâm là đáp ứng quyền lợi và lợi ích của các cổ đông SHB và HBB. Theo đó, 1 cổ phiếu của HBB được hoán đổi nhận 0,75 cổ phiếu của SHB và cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu của SHB được nhận thêm 0,21 cổ phiếu SHB.
Ngày 18/7, Uỷ ban Chứng khoán đã cấp phép phát hành cổ phiếu cho SHB với mục đích hoán đổi cổ phiếu của HBB; ngày 17/8 hủy niêm yết HBB; 21/8 chốt danh sách SHB và HBB; từ 24-28/8 hoàn tất việc hoán đổi cổ phiếu và dự kiến ngày 20/9 chính thức niêm yết bổ sung cổ phiếu SHB.
- Hiện SHB và Habubank đều có công ty chứng khoán. Sau sáp nhập, hai công ty này sẽ vận hành như thế nào?
Ông Đỗ Quang Hiển: SHB có góp vốn vào Công ty chứng khoán SHS nhưng đây không phải là công ty con của SHB, chúng tôi chỉ góp vốn 10% trong công ty này. Còn HBB có công ty con là Công ty chứng khoán HBB (HBBS). Tỷ lệ sở hữu của Habubank tại HBBS là 98%. Sau sáp nhập, HBBS sẽ tiếp tục là công ty con của SHB và sẽ được đổi tên thành Công ty chứng khoán SHB (SHBS). Tuy nhiên, chúng tôi là sẽ tiếp tục cổ phần hóa công ty này, bán bớt cổ phần của SHB và chỉ giữ lại tỷ lệ cổ phần hợp lý ở công ty này.
- Dự kiến chi phí đổi tên thương hiệu của HBB thành SHB là bao nhiêu thưa ông?
Ông Đỗ Quang Hiển: Hiện nay có nhiều điểm giao dịch của HBB gần với điểm giao dịch của SHB. Hiện tại, chúng tôi sẽ giữ nguyên các điểm giao dịch này, chỉ thay đổi toàn bộ tên HBB bằng SHB. Sau đó, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị, chi nhánh, chúng tôi sẽ quyết định giữ lại chi nhánh nào, điều chuyển chi nhánh nào.
Đến 28/8, toàn bộ thương hiệu HBB trên thị trường sẽ không còn nữa mà sẽ mang thương hiệu của SHB. Chi phí cho việc thay đổi hình ảnh, ở giai đoạn 1 (đổi tên) này là 2,1 tỷ đồng. Ở giai đoạn 2, chúng tôi sẽ tiếp tục thay đổi hình ảnh của SHB, với nhiều nội dung khác và sẽ báo cáo sau.
Hiện Dutch Bank là cổ đông nước ngoài của Habubank. Sau khi HBB sáp nhập vào SHB, cổ đông này có ý định thoái vốn khỏi SHB không?
Ngay sau khi có thông tin về việc sáp nhập HBB vào SHB, Dutch Bank đã làm việc với chúng tôi. Sau khi nghe về lộ trình sáp nhập và chiến lược kinh doanh của SHB, Dutch Bank rất vui vẻ và yên tâm, mong muốn được làm cổ đông của SHB, không có ý định thoái vốn tại SHB.
31/12 sẽ hoàn thành cơ bản xử lý nợ của HBB
- Thưa ông, việc sáp nhập HBB - một ngân hàng thua lỗ - sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của SHB? Ông cũng đã từng phát biểu sẽ xử lý cơ bản các khoản nợ xấu của HBB ngay trong năm nay, vậy quá trình này đang diễn ra như thế nào?
Ông Đỗ Quang Hiển: Dĩ nhiên, việc ảnh hưởng là không tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, với năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành chuyên nghiệp, các khoản lỗ của HBB sẽ được khắc phục.
Không phải chờ đến ngày có quyết định sáp nhập chính thức chúng tôi mới làm, ngay sau quyết định chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo ban điều hành của SHB đã họp liên tục với lãnh đạo HBB để lập tổ xử lý nợ, lên danh sách 50 khách hàng có nợ lớn nhất của HBB gồm (Vinashin, đóng tàu, giấy, nông sản) chiếm 60-65% tổng dư nợ của HBB, có hôm đã họp đến 12h đêm.
Chúng tôi đã có giải pháp cụ thể, xử lý từng doanh nghiệp một – có doanh nghiệp cơ cấu nợ, tái cấu trúc, tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để duy trì sản xuất. Có những doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng do quản lý yếu kém dẫn đến nợ quá hạn, nếu tái cấu trúc họ sẽ hoạt động tiếp tục trở lại và trả hết nợ.
Tôi khẳng định lại, 31/12 sẽ hoàn thành cơ bản xử lý nợ của HBB và đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 10%.
Hiện tỷ lệ nợ xấu của SHB sau sáp nhập 8,69%, hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng SHB mới sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng chỉ tiêu tín dụng từ 13%-15%, toàn bộ hệ thống thẻ ATM cũ của hai ngân hàng được giữ nguyên và khách hàng vẫn có thể sử dụng như bình thường. Chúng tôi tin rằng, trong năm 2013, ngân hàng SHB sẽ hoạt động ổn định và tăng trưởng bình thường.
- Vậy khoản nợ của Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) tại HBB, việc xử lý đã xong chưa?
Ông Đỗ Quang Hiển: HBB có ủy thác cho một công ty cổ phần vừa mua cổ phần của Công ty Thủy sản Bình An.
Các bạn biết Bianfishco là doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại lớn nhất cả nước, đặc biệt họ có thị trường đầu ra rất tốt, họ có giấy phép xuất khẩu được Chính phủ Mỹ cấp, đó là lợi thế và tôi nghĩ rằng đây là cơ cấu xử lý nợ của HBB.
SHB đã đưa ra giải pháp cùng VIB, BIDV phương án tái cấu trúc Công ty Thủy sản Bình An để đưa Bianfishco hoạt động bình thường để cứu doanh nghiệp, cứu ngành thủy sản Việt Nam cũng như giải quyết việc làm của 5.000 công nhân viên cũng như cứu người nông dân nuôi trồng thủy sản ở miền Tây.
Một số đối tác nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài cũng muốn mua cổ phần của Bianfishco, SHB đầu tư vào Bianfishco cũng là một cách xử lý nợ - thu hồi các khoản đầu tư của HBB vào công ty Thủy sản Bình An.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)