Theo Bộ Công Thương, để tận dụng được các cam kết cắt giảm thuế quan thông qua sử dụng mẫu C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần áp dụng loại C/O thích hợp nhất nhằm đảm bảo lợi ích tối đa khi tiếp cận thị trường Nhật Bản.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ xem xét thiết lập các phòng quản lý xuất nhập khẩu để cấp C/O tại chỗ cho các tỉnh có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh việc cấp C/O qua mạng dần dần tiến tới việc điện tử hóa hoàn toàn C/O để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Bộ cũng sẽ phân loại các ngành hàng, doanh nghiệp để đơn giản hóa các quy định về thủ tục chứng từ nhằm cải cách về thủ tục chứng từ trong việc cấp C/O... Ngoài ra, để đảm bảo các lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi xuất khẩu sang một số thị trường ASEAN-Nhật Bản, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, nghiên cứu, tính toán cách tính thuế giảm qua các năm để có thể áp dụng loại C/O thích hợp nhất.
Cũng theo Bộ Công Thương, sau hơn một năm thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) tình hình thực hiện C/O mẫu A (C/O ưu đãi) đã phần nào khẳng định tính hiệu quả về mặt thương mại của hiệp định này trong hoạt động xuất khẩu. Mức cam kết cắt giảm thuế quan áp dụng từ 01/4/2010 sẽ giảm khá nhiều các dòng thuế, đặc biệt là với nhóm thủy sản, thịt rau, củ quả, da giầy.
Do vậy, trong thời gian thực hiện Hiệp định các doanh nghiệp nên quan tâm đến chứng từ về xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu, áp dụng một cách linh hoạt để tìm ra mức thuế thấp hơn nhằm đảm bảo lợi ích tối đa, tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2009 đã có 37.018 bộ C/O mẫu AJ được cấp, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD chiếm 27,81% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đây là số bộ C/O được cấp và kim ngạch xuất khẩu cao nhất mà Việt Nam đang áp dụng cho đến nay trong số các C/O ưu đãi thuộc các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật Bản sử dụng mẫu C/O AJ là hàng dệt may, thủy sản, dây cáp điện, máy móc và phụ tùng, dầu thô, máy móc điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ trong đó có một số mặt hàng có tỷ lệ sử dụng mẫu C/O mẫu AJ cao khi xuất bản sang Nhật Bản gồm có đá quý, kim loại quý (85.07%), sản phẩm chất dẻo (77,62%), thủy sản (70,24%), giày dép (66,58%), hóa chất và sản phẩm hóa chất (50,96%), dệt may (47,95%)…./.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ xem xét thiết lập các phòng quản lý xuất nhập khẩu để cấp C/O tại chỗ cho các tỉnh có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh việc cấp C/O qua mạng dần dần tiến tới việc điện tử hóa hoàn toàn C/O để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Bộ cũng sẽ phân loại các ngành hàng, doanh nghiệp để đơn giản hóa các quy định về thủ tục chứng từ nhằm cải cách về thủ tục chứng từ trong việc cấp C/O... Ngoài ra, để đảm bảo các lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi xuất khẩu sang một số thị trường ASEAN-Nhật Bản, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, nghiên cứu, tính toán cách tính thuế giảm qua các năm để có thể áp dụng loại C/O thích hợp nhất.
Cũng theo Bộ Công Thương, sau hơn một năm thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) tình hình thực hiện C/O mẫu A (C/O ưu đãi) đã phần nào khẳng định tính hiệu quả về mặt thương mại của hiệp định này trong hoạt động xuất khẩu. Mức cam kết cắt giảm thuế quan áp dụng từ 01/4/2010 sẽ giảm khá nhiều các dòng thuế, đặc biệt là với nhóm thủy sản, thịt rau, củ quả, da giầy.
Do vậy, trong thời gian thực hiện Hiệp định các doanh nghiệp nên quan tâm đến chứng từ về xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu, áp dụng một cách linh hoạt để tìm ra mức thuế thấp hơn nhằm đảm bảo lợi ích tối đa, tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2009 đã có 37.018 bộ C/O mẫu AJ được cấp, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD chiếm 27,81% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đây là số bộ C/O được cấp và kim ngạch xuất khẩu cao nhất mà Việt Nam đang áp dụng cho đến nay trong số các C/O ưu đãi thuộc các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật Bản sử dụng mẫu C/O AJ là hàng dệt may, thủy sản, dây cáp điện, máy móc và phụ tùng, dầu thô, máy móc điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ trong đó có một số mặt hàng có tỷ lệ sử dụng mẫu C/O mẫu AJ cao khi xuất bản sang Nhật Bản gồm có đá quý, kim loại quý (85.07%), sản phẩm chất dẻo (77,62%), thủy sản (70,24%), giày dép (66,58%), hóa chất và sản phẩm hóa chất (50,96%), dệt may (47,95%)…./.
Uyên Hương (Vietnam+)