Sáng 24/2, bên lề Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội giữa lãnh đạo Chính phủ, các thành viên Chính phủ với các địa phương, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân về những giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo trước những tác động của việc điều chính giá điện, giá xăng dầu.
- Trước những tác động của việc điều chính giá điện, giá xăng dầu đến đời sống của người dân, nhất là những hộ nghèo, xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Trong Nghị quyết 02 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toàn ngân sách Nhà nước năm 2011 ban hành ngày 9/1/2011, Chính phủ đã chỉ đạo rất kỹ. Tất cả các chính sách đã ban hành về an sinh xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng, đã được cân đối, bố trí trong ngân sách năm nay.
Trước tình hình mới, để bảo đảm được những mục tiêu về an sinh xã hội, các địa phương, các bộ, ngành phải rà soát lại các chính sách đã có những chương trình, dự án đã được ghi vào kế hoạch 2011 và đã được phê duyệt để thực hiện đồng bộ, đầy đủ. Bên cạnh đó, để giải quyết được vấn đề kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ ra những quyết định mới xung quanh điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu... Tất cả những điều này ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là nhóm người nghèo.
Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phối hợp để tìm giải pháp. Giải pháp đưa ra mà Chính phủ đã ký quyết định là tính những hộ dùng điện ở bậc thấp nhất (0 kw/giờ đến 50 kw/giờ) sẽ có một giá riêng. Những hộ nghèo đã được xác định qua tổng điều tra sẽ được hỗ trợ thêm một số tiền tuyệt đối để thanh toán khi giá điện tăng lên, không làm ảnh hưởng đến đời sống của các hộ nghèo sau khi đã điều chỉnh giá điện.
Các Bộ đã tính đến phương án như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Lắk đề nghị, nghĩa là EVN trừ ngay số tiền được hỗ trợ 30.000 đồng/hộ khi tính tiền. Tuy nhiên, tính theo phương án này sẽ không minh bạch, rõ ràng trong hoạch toán sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Ngành điện cũng là một doanh nghiệp không thể làm thay một số chức năng quản lý nhà nước được. Để minh bạch, công khai và bảo đảm cho tất cả các hộ nghèo đều được hưởng bù giá điện, kể cả những nơi vùng sâu, vùng xa, núi cao hẻo lánh chưa có điện vẫn được hưởng chính sách này sẽ tạo ra sự công bằng vì hiện nay, Nhà nước có chính sách hỗ trợ 5 lít dầu thắp sáng/năm, (giá trị khoảng 75.000 đồng/hộ) cho những hộ ở vùng núi cao chưa có điện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị hủy tiền dầu hỗ trợ thắp sáng, tạo sự công bằng xã hội giữa người nghèo có điện và người nghèo chưa có điện đều được hưởng mức này. Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị EVN không trừ trực tiếp hóa đơn tiền điện vì sẽ có một bộ phận hộ nghèo hiện chưa có điện để dùng. Làm như vậy sẽ giúp tất cả các hộ nghèo đều được thụ hưởng chính sách như nhau trên phạm vi cả nước.
- Đối với thời điểm 1/3/2011 chưa có hóa đơn tiền điện, EVN sẽ trừ thẳng vào tiền điện của các hộ. Vậy sau tháng 3, số tiền hỗ trợ 30.000 đồng sẽ được triển khai như thế nào để người dân có thể nhận được trực tiếp và lấy nguồn tiền từ đâu?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Tháng 3/2011 sẽ bắt đầu áp dụng giá điện mới và thông thường EVN sẽ thu tiền điện vào đầu tháng (tiền điện của tháng trước), chúng tôi sẽ trao đổi để thống nhất một cơ chế tiếp nhận chuyển và quản lý sử dụng số tiền này bằng cách bảo đảm trong tháng người dân nhận được tiền này thì EVN sẽ chuyển cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội một khoản tiền.
Ví dụ, cả nước có hơn 3,1 triệu hộ nghèo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nắm được con số hộ nghèo của từng tỉnh. Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, Bộ sẽ chủ động chuyển tiền về các địa phương. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai số tiền này tới người dân.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chuyển tiền hỗ trợ. Khi EVN chưa kịp chuyển tiền trong khó khăn của vấn đề thu tiền điện, Bộ Tài chính sẽ ứng ngân sách Nhà nước qua tài khoản tiền gửi về bù giá điện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ chuyển tiền kịp thời về địa phương. Bộ Tài chính sẽ kịp thời thu hồi lại ngay số tiền mà EVN chuyển vào tài khoản gửi kho bạc để bù giá cho người dân, là một cách bảo đảm để người dân nhận tiền kịp thời.
Cái khó nhất của chúng ta là số tiền tuyệt đối không lớn nhưng hơn 3 triệu hộ nằm rải rác đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng cao là một khó khăn lớn để chi trả kịp thời tới tận tay người dân. Chúng ta đã có kinh nghiệm là chuyển tiền hỗ trợ ăn Tết đến cho người dân nghèo. Trên thực tế, một số nơi đã xẩy ra những sai phạm, mặc dù không nhiều.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mong muốn các sở, ngành có liên quan ở địa phương phối hợp chặt chẽ với với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai vấn đề này. Đặc biệt, tỉnh phải chỉ đạo tới cơ sở.
Bên cạnh đó, rất cần có sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và sự tham gia của các đoàn thể chính trị, vai trò giám sát của các cơ quan chức năng để đảm bảo một chính sách rất tốt không bị méo mó trong tổ chức thực hiện.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong lần điều chỉnh giá điện này những hộ nghèo sẽ không bị ảnh hưởng. Bộ đã tính được rằng, những hộ chỉ có nhu cầu thắp sáng, họ cũng có thể dùng 30.000 đồng tiền hỗ trợ để chi trả không cần bỏ thêm tiền túi ra.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
- Trước những tác động của việc điều chính giá điện, giá xăng dầu đến đời sống của người dân, nhất là những hộ nghèo, xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Trong Nghị quyết 02 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toàn ngân sách Nhà nước năm 2011 ban hành ngày 9/1/2011, Chính phủ đã chỉ đạo rất kỹ. Tất cả các chính sách đã ban hành về an sinh xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng, đã được cân đối, bố trí trong ngân sách năm nay.
Trước tình hình mới, để bảo đảm được những mục tiêu về an sinh xã hội, các địa phương, các bộ, ngành phải rà soát lại các chính sách đã có những chương trình, dự án đã được ghi vào kế hoạch 2011 và đã được phê duyệt để thực hiện đồng bộ, đầy đủ. Bên cạnh đó, để giải quyết được vấn đề kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ ra những quyết định mới xung quanh điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu... Tất cả những điều này ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là nhóm người nghèo.
Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phối hợp để tìm giải pháp. Giải pháp đưa ra mà Chính phủ đã ký quyết định là tính những hộ dùng điện ở bậc thấp nhất (0 kw/giờ đến 50 kw/giờ) sẽ có một giá riêng. Những hộ nghèo đã được xác định qua tổng điều tra sẽ được hỗ trợ thêm một số tiền tuyệt đối để thanh toán khi giá điện tăng lên, không làm ảnh hưởng đến đời sống của các hộ nghèo sau khi đã điều chỉnh giá điện.
Các Bộ đã tính đến phương án như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Lắk đề nghị, nghĩa là EVN trừ ngay số tiền được hỗ trợ 30.000 đồng/hộ khi tính tiền. Tuy nhiên, tính theo phương án này sẽ không minh bạch, rõ ràng trong hoạch toán sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Ngành điện cũng là một doanh nghiệp không thể làm thay một số chức năng quản lý nhà nước được. Để minh bạch, công khai và bảo đảm cho tất cả các hộ nghèo đều được hưởng bù giá điện, kể cả những nơi vùng sâu, vùng xa, núi cao hẻo lánh chưa có điện vẫn được hưởng chính sách này sẽ tạo ra sự công bằng vì hiện nay, Nhà nước có chính sách hỗ trợ 5 lít dầu thắp sáng/năm, (giá trị khoảng 75.000 đồng/hộ) cho những hộ ở vùng núi cao chưa có điện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị hủy tiền dầu hỗ trợ thắp sáng, tạo sự công bằng xã hội giữa người nghèo có điện và người nghèo chưa có điện đều được hưởng mức này. Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị EVN không trừ trực tiếp hóa đơn tiền điện vì sẽ có một bộ phận hộ nghèo hiện chưa có điện để dùng. Làm như vậy sẽ giúp tất cả các hộ nghèo đều được thụ hưởng chính sách như nhau trên phạm vi cả nước.
- Đối với thời điểm 1/3/2011 chưa có hóa đơn tiền điện, EVN sẽ trừ thẳng vào tiền điện của các hộ. Vậy sau tháng 3, số tiền hỗ trợ 30.000 đồng sẽ được triển khai như thế nào để người dân có thể nhận được trực tiếp và lấy nguồn tiền từ đâu?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Tháng 3/2011 sẽ bắt đầu áp dụng giá điện mới và thông thường EVN sẽ thu tiền điện vào đầu tháng (tiền điện của tháng trước), chúng tôi sẽ trao đổi để thống nhất một cơ chế tiếp nhận chuyển và quản lý sử dụng số tiền này bằng cách bảo đảm trong tháng người dân nhận được tiền này thì EVN sẽ chuyển cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội một khoản tiền.
Ví dụ, cả nước có hơn 3,1 triệu hộ nghèo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nắm được con số hộ nghèo của từng tỉnh. Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, Bộ sẽ chủ động chuyển tiền về các địa phương. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai số tiền này tới người dân.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chuyển tiền hỗ trợ. Khi EVN chưa kịp chuyển tiền trong khó khăn của vấn đề thu tiền điện, Bộ Tài chính sẽ ứng ngân sách Nhà nước qua tài khoản tiền gửi về bù giá điện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ chuyển tiền kịp thời về địa phương. Bộ Tài chính sẽ kịp thời thu hồi lại ngay số tiền mà EVN chuyển vào tài khoản gửi kho bạc để bù giá cho người dân, là một cách bảo đảm để người dân nhận tiền kịp thời.
Cái khó nhất của chúng ta là số tiền tuyệt đối không lớn nhưng hơn 3 triệu hộ nằm rải rác đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng cao là một khó khăn lớn để chi trả kịp thời tới tận tay người dân. Chúng ta đã có kinh nghiệm là chuyển tiền hỗ trợ ăn Tết đến cho người dân nghèo. Trên thực tế, một số nơi đã xẩy ra những sai phạm, mặc dù không nhiều.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mong muốn các sở, ngành có liên quan ở địa phương phối hợp chặt chẽ với với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai vấn đề này. Đặc biệt, tỉnh phải chỉ đạo tới cơ sở.
Bên cạnh đó, rất cần có sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và sự tham gia của các đoàn thể chính trị, vai trò giám sát của các cơ quan chức năng để đảm bảo một chính sách rất tốt không bị méo mó trong tổ chức thực hiện.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong lần điều chỉnh giá điện này những hộ nghèo sẽ không bị ảnh hưởng. Bộ đã tính được rằng, những hộ chỉ có nhu cầu thắp sáng, họ cũng có thể dùng 30.000 đồng tiền hỗ trợ để chi trả không cần bỏ thêm tiền túi ra.
- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+))