Trong những ngày đầu của năm học mới, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Văn Lý khẳng định sẽ đảm bảo đủ vốn cho học sinh-sinh viên vay ưu đãi để tiếp tục giúp các em theo đuổi ước mơ lập thân, lập nghiệp.
Cùng với nguồn vốn thu quay vòng, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý cấp 2.500 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay học sinh-sinh viên từ nguồn vốn Chương trình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo 10 (Chương trình PRSC 10). Hiện nay, Ngân hàng này đang tập trung giải ngân để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của học sinh-sinh viên.
Hiện nay, vốn cho chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đến từ ba nguồn chính là ngân sách Nhà nước, nguồn vốn huy động từ thị trường thông qua phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và nguồn thu nợ để tiếp tục quay vòng (tính đến tháng 7/2012 đã thu hồi được 1.800 tỷ). Tuy nhiên, thời gian qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa kêu gọi được thêm doanh nghiệp mua trái phiếu. Vì vậy, trên thực tế nguồn vốn cho chương trình này còn gặp nhiều khó khăn; cơ cấu nguồn vốn tín dụng chưa có tính bền vững, bị động...
Cùng với đề xuất được tiếp cận với các nguồn vốn như ODA, vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo nguồn vốn ổn định, Ngân hàng Chính sách xã hội cho rằng cần tiếp tục vận động các tổ chức tài chính, tín dụng mua trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh. Về lâu dài, cần tạo lập nguồn vốn vay ổn định cho chương trình.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, trong năm năm triển khai Chương trình tín dụng đối với học sinh-sinh viên, hơn 2,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn để đến trường học tập.
Tính đến cuối tháng Sáu vừa qua - thời điểm hoàn thành giải ngân học kỳ II năm học 2011-2012, tổng dư nợ cho vay đạt 35.000 tỷ đồng với khoảng 2,3 triệu sinh viên được thụ hưởng.
Hầu hết các hộ vay và học sinh, sinh viên đều có ý thức và trách nhiệm trả nợ khi đến hạn. Vốn tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính; nỗ lực không để một học sinh, sinh viên nào đỗ đại học, cao đẳng phải bỏ học vì khó khăn tài chính./.
Cùng với nguồn vốn thu quay vòng, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý cấp 2.500 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay học sinh-sinh viên từ nguồn vốn Chương trình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo 10 (Chương trình PRSC 10). Hiện nay, Ngân hàng này đang tập trung giải ngân để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của học sinh-sinh viên.
Hiện nay, vốn cho chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đến từ ba nguồn chính là ngân sách Nhà nước, nguồn vốn huy động từ thị trường thông qua phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và nguồn thu nợ để tiếp tục quay vòng (tính đến tháng 7/2012 đã thu hồi được 1.800 tỷ). Tuy nhiên, thời gian qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa kêu gọi được thêm doanh nghiệp mua trái phiếu. Vì vậy, trên thực tế nguồn vốn cho chương trình này còn gặp nhiều khó khăn; cơ cấu nguồn vốn tín dụng chưa có tính bền vững, bị động...
Cùng với đề xuất được tiếp cận với các nguồn vốn như ODA, vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo nguồn vốn ổn định, Ngân hàng Chính sách xã hội cho rằng cần tiếp tục vận động các tổ chức tài chính, tín dụng mua trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh. Về lâu dài, cần tạo lập nguồn vốn vay ổn định cho chương trình.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, trong năm năm triển khai Chương trình tín dụng đối với học sinh-sinh viên, hơn 2,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn để đến trường học tập.
Tính đến cuối tháng Sáu vừa qua - thời điểm hoàn thành giải ngân học kỳ II năm học 2011-2012, tổng dư nợ cho vay đạt 35.000 tỷ đồng với khoảng 2,3 triệu sinh viên được thụ hưởng.
Hầu hết các hộ vay và học sinh, sinh viên đều có ý thức và trách nhiệm trả nợ khi đến hạn. Vốn tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính; nỗ lực không để một học sinh, sinh viên nào đỗ đại học, cao đẳng phải bỏ học vì khó khăn tài chính./.
Thu Hằng (TTXVN)