Ngày 26/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và chủ trì "Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến năm 2020" do Bộ Y tế tổ chức.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc kết hợp công tư trong hình thành cơ quan kiểm định và thử nghiệm tương đương sinh học về thuốc, vắcxin sẽ giúp cho thuốc, vắcxin của Việt Nam khẳng định được chất lượng của mình. Đây chính là mấu chốt để cuộc vận động người Việt dùng thuốc Việt thu được kết quả tốt nhất.
Phó Thủ tướng cho rằng để ngành dược phát triển hơn nữa, ngành y tế và các bộ, ngành liên quan cần tiến hành điều tra quy mô toàn quốc nhu cầu sử dụng thuốc của thị trường để đưa ra những dự báo về vấn đề này, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất cái thị trường cần và cũng tránh được tình trạng liên kết tăng giá thuốc bất hợp lý…
Đồng thời ngành cần đưa ra được những chính sách thu hút đầu tư cụ thể đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành dược, trong đó chú trọng công nghệ hóa dược… Cần hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư vào sản xuất bao bì dược và trang thiết bị phục vụ phát triển ngành dược.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thời gian qua chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành dược.
Sự phát triển của các doanh nghiệp dược còn mang tính tự phát, công nghiệp hóa dược và công nghiệp sản xuất nguyên liệu kháng sinh chưa đáng kể; các ngành công nghiệp, công nghệ đồng hành như công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, công nghệ sinh học... chưa phát triển.
Mạng lưới cung ứng, phân phối dược vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa, cho nên chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp, cũng như giá cả...
Chính vì vậy, ngành cần khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới; xây dựng cơ sở đánh giá tính sinh khả dụng, tương đương sinh học của thuốc; sản xuất bao bì dược công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-WHO; nhà máy chiết xuất hóa hợp chất thiên nhiên; sản xuất vắcxin; sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất thuốc…
Bên cạnh đó, ngành tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong lĩnh vực dược từ nay đến năm 2020; tạo môi trường minh bạch và thuận lợi, thông thoáng hơn nữa để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc kết hợp công tư trong hình thành cơ quan kiểm định và thử nghiệm tương đương sinh học về thuốc, vắcxin sẽ giúp cho thuốc, vắcxin của Việt Nam khẳng định được chất lượng của mình. Đây chính là mấu chốt để cuộc vận động người Việt dùng thuốc Việt thu được kết quả tốt nhất.
Phó Thủ tướng cho rằng để ngành dược phát triển hơn nữa, ngành y tế và các bộ, ngành liên quan cần tiến hành điều tra quy mô toàn quốc nhu cầu sử dụng thuốc của thị trường để đưa ra những dự báo về vấn đề này, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất cái thị trường cần và cũng tránh được tình trạng liên kết tăng giá thuốc bất hợp lý…
Đồng thời ngành cần đưa ra được những chính sách thu hút đầu tư cụ thể đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành dược, trong đó chú trọng công nghệ hóa dược… Cần hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư vào sản xuất bao bì dược và trang thiết bị phục vụ phát triển ngành dược.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thời gian qua chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành dược.
Sự phát triển của các doanh nghiệp dược còn mang tính tự phát, công nghiệp hóa dược và công nghiệp sản xuất nguyên liệu kháng sinh chưa đáng kể; các ngành công nghiệp, công nghệ đồng hành như công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, công nghệ sinh học... chưa phát triển.
Mạng lưới cung ứng, phân phối dược vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa, cho nên chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp, cũng như giá cả...
Chính vì vậy, ngành cần khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới; xây dựng cơ sở đánh giá tính sinh khả dụng, tương đương sinh học của thuốc; sản xuất bao bì dược công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-WHO; nhà máy chiết xuất hóa hợp chất thiên nhiên; sản xuất vắcxin; sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất thuốc…
Bên cạnh đó, ngành tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong lĩnh vực dược từ nay đến năm 2020; tạo môi trường minh bạch và thuận lợi, thông thoáng hơn nữa để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước./.
PV (TTXVN/Vietnam+)