Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Thủy nông Điện Biên hiện quản lý chín hồ chứa nước với tổng dung tích hữu ích gần 45 tỷ mét khối và 34km thuộc hai tuyến kênh tả, hữu của Công trình đại thủy nông Nậm Rốm phục vụ tưới tiêu cho gần 6.000ha lúa hai vụ, nuôi trồng thủy sản và cấp nước phục vụ dân sinh, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống lũ bão, cắt lũ cho lòng chảo Mường Thanh.
Để đảm bảo cho công tác phòng chống lụt bão, đặc biệt đảm bảo an toàn cho các chùm hồ vượt lũ, Công ty lập phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai mùa mưa lũ cho chùm hồ chứa và công trình đại thủy nông Nậm Rốm.
Đơn vị đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống lũ, cử cán bộ có năng lực trực tiếp chỉ đạo trong mùa mưa lũ; duy trì chế độ trực lũ 24/24 giờ trong mùa mưa lũ để giải quyết nhanh chóng các sự cố xảy ra đối với các công trình tại chùm hồ và đại thủy nông Nậm Rốm.
Đơn vị đã chú trọng lập các phương án chủ động phòng chống mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy, nhân lực, vật tư, hậu cần tại chỗ) đối với từng công trình trên tinh thần chuẩn bị sẵn sàng, chủ động để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn cho các công trình ; an toàn tính mạng, vật chất cho vùng hạ du, hạ lưu.
Ngoài tổ chức kiểm tra định kỳ, thường xuyên các hồ chứa thủy lợi, hiện trạng an toàn đập cho các công trình, đơn vị còn thực hiện nghiêm quy trình vận hành, điều tiết nước các hồ chứa; đăng ký an toàn đập; tăng cường kiểm tra, kiểm định an toàn, dự báo, theo dõi công trình, nắm vững tình hình thời tiết để chủ động ứng cứu, bảo vệ an toàn cho từng công trình hồ chứa nước và đại công trình thủy nông Nậm Rốm.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên, cho biết, những năm qua, các hồ chứa phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và điều tiết nước trong mùa mưa lũ đã được đơn vị đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục, song trước những diễn biến bất thường của thời tiết, một số công trình hồ và kênh mương đã xuống cấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành, điều tiết nước.
Vào mùa mưa lũ năm 2012, nhiều hạng mục công trình do đơn vị quản lý đã bị mưa lũ gây ảnh hưởng, tàn phá, như hạ lưu cầu máng bờ tả hồ Huổi Phạ bị thấm nước; Kênh chính hồ Hồng Khếnh bị sập cống tiêu qua đường, nhiều đoạn kênh có hiện tượng thành bị đổ, thẩm thấu nước; Kênh chính hồ Sái Lương bị tụt đáy kênh; các hồ Pa Khoang, Bản Ban, Hồng Sạt thấm mái đập, ruồng và rò rỉ tràn; Bậc tràn thứ 13 của tràn xả lũ hồ Pa Khoang bị ruồng…
Theo ông Dũng, công tác phòng, chống lụt, bão năm nay đơn vị chú trọng tập trung nhất vào hồ Pa Khoang (xây dựng vào năm 1981, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên), có dung tích trên 37 tỷ mét khối, lớn nhất so với tám hồ chứa còn lại mà đơn vị quản lý.
Theo nhận định, khi trời mưa to kéo dài, do mực nước hồ dâng cao, áp lực nước mạnh có thể xảy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi sau hạ lưu công trình; trượt mái đập, trượt đồi… Đơn vị đã lên phương án xử lý bằng tầng lọc ngược; tầng phản áp sau khối trượt khi phát hiện sự cố đối với công trình.
Do tính cấp bách, quan trọng của công trình này nên từ đầu mùa mưa đến nay, vào ngày mưa to, hồ Pa Khoang luôn được đặt trong tình trạng báo động cấp độ II, thực hiện chế độ báo cáo bốn lần/ngày. Phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của hồ Pa Khoang được lấy làm chuẩn cho phương án “vượt lũ” các hồ còn lại.
Với hai tuyến kênh tả, hữu của đại thủy nông Nậm Rốm do đi qua nhiều địa hình phức tạp, khi mưa lớn nước tuyến kênh phần lớn do nước ngoại lai chuyển tới và tập trung nhanh nên tiềm ẩn nguy cơ tràn bờ dẫn tới sạt lở và vỡ kênh. Đơn vị đã có kế hoạch và phương án đối với những điểm xả bờ, tháo lũ khi lượng nước trong lòng kênh quá cao so với độ thiết kế./.
Để đảm bảo cho công tác phòng chống lụt bão, đặc biệt đảm bảo an toàn cho các chùm hồ vượt lũ, Công ty lập phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai mùa mưa lũ cho chùm hồ chứa và công trình đại thủy nông Nậm Rốm.
Đơn vị đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống lũ, cử cán bộ có năng lực trực tiếp chỉ đạo trong mùa mưa lũ; duy trì chế độ trực lũ 24/24 giờ trong mùa mưa lũ để giải quyết nhanh chóng các sự cố xảy ra đối với các công trình tại chùm hồ và đại thủy nông Nậm Rốm.
Đơn vị đã chú trọng lập các phương án chủ động phòng chống mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy, nhân lực, vật tư, hậu cần tại chỗ) đối với từng công trình trên tinh thần chuẩn bị sẵn sàng, chủ động để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn cho các công trình ; an toàn tính mạng, vật chất cho vùng hạ du, hạ lưu.
Ngoài tổ chức kiểm tra định kỳ, thường xuyên các hồ chứa thủy lợi, hiện trạng an toàn đập cho các công trình, đơn vị còn thực hiện nghiêm quy trình vận hành, điều tiết nước các hồ chứa; đăng ký an toàn đập; tăng cường kiểm tra, kiểm định an toàn, dự báo, theo dõi công trình, nắm vững tình hình thời tiết để chủ động ứng cứu, bảo vệ an toàn cho từng công trình hồ chứa nước và đại công trình thủy nông Nậm Rốm.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên, cho biết, những năm qua, các hồ chứa phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và điều tiết nước trong mùa mưa lũ đã được đơn vị đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục, song trước những diễn biến bất thường của thời tiết, một số công trình hồ và kênh mương đã xuống cấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành, điều tiết nước.
Vào mùa mưa lũ năm 2012, nhiều hạng mục công trình do đơn vị quản lý đã bị mưa lũ gây ảnh hưởng, tàn phá, như hạ lưu cầu máng bờ tả hồ Huổi Phạ bị thấm nước; Kênh chính hồ Hồng Khếnh bị sập cống tiêu qua đường, nhiều đoạn kênh có hiện tượng thành bị đổ, thẩm thấu nước; Kênh chính hồ Sái Lương bị tụt đáy kênh; các hồ Pa Khoang, Bản Ban, Hồng Sạt thấm mái đập, ruồng và rò rỉ tràn; Bậc tràn thứ 13 của tràn xả lũ hồ Pa Khoang bị ruồng…
Theo ông Dũng, công tác phòng, chống lụt, bão năm nay đơn vị chú trọng tập trung nhất vào hồ Pa Khoang (xây dựng vào năm 1981, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên), có dung tích trên 37 tỷ mét khối, lớn nhất so với tám hồ chứa còn lại mà đơn vị quản lý.
Theo nhận định, khi trời mưa to kéo dài, do mực nước hồ dâng cao, áp lực nước mạnh có thể xảy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi sau hạ lưu công trình; trượt mái đập, trượt đồi… Đơn vị đã lên phương án xử lý bằng tầng lọc ngược; tầng phản áp sau khối trượt khi phát hiện sự cố đối với công trình.
Do tính cấp bách, quan trọng của công trình này nên từ đầu mùa mưa đến nay, vào ngày mưa to, hồ Pa Khoang luôn được đặt trong tình trạng báo động cấp độ II, thực hiện chế độ báo cáo bốn lần/ngày. Phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của hồ Pa Khoang được lấy làm chuẩn cho phương án “vượt lũ” các hồ còn lại.
Với hai tuyến kênh tả, hữu của đại thủy nông Nậm Rốm do đi qua nhiều địa hình phức tạp, khi mưa lớn nước tuyến kênh phần lớn do nước ngoại lai chuyển tới và tập trung nhanh nên tiềm ẩn nguy cơ tràn bờ dẫn tới sạt lở và vỡ kênh. Đơn vị đã có kế hoạch và phương án đối với những điểm xả bờ, tháo lũ khi lượng nước trong lòng kênh quá cao so với độ thiết kế./.
Xuân Tiến (TTXVN)