Báo điện tử VietnamPlus xin trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an về việc đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn vì một ASEAN hòa bình, ổn định - hợp tác phát triển.
Năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang tồn tại những yếu tố đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch từ bên ngoài kích động, hỗ trợ cho bọn phản động trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam với mức độ ngày càng quyết liệt và nguy hiểm hơn chúng kích động quần chúng biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị.
Tình hình trật tự an toàn xã hội cũng diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm ma túy và trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, tranh chấp, khiếu kiện... đang là những vấn đề gây nên tình hình căng thẳng, bất ổn trong đời sống nhân dân.
Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, nhiều Hội nghị cấp cao có quy mô và tầm cỡ châu lục trên cả 3 lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Trong cả năm, đã có gần 80 đợt Hội nghị, sự kiện trong khuôn khổ Chủ tịch và nhiều Hội nghị của các Bộ chuyên ngành; thành phần tham gia đông, đa dạng, bao gồm không chỉ lãnh đạo các nước ASEAN mà cả các nước đối thoại như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc.
Địa bàn diễn ra các Hội nghị, sự kiện được tổ chức trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là Thủ đô Hà Nội, đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn, vì một ASEAN hòa bình, ổn định - hợp tác phát triển diễn ra trên đất nước Việt Nam.
- Bộ Công an đã triển khai kế hoạch đồng bộ chỉ đạo các lực lượng công an trong cả nước, nhất là các địa bàn trọng điểm, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, chủ động nắm tình hình, tập trung phát hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, trên cơ sở đó đã áp dụng các biện pháp, đối sách xử lý kịp thời, vô hiệu hóa và loại trừ các yếu tố ảnh hưởng xấu đến an toàn và thành công của các hội nghị; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động phá hoại, khủng bố quốc tế, bọn phản động lưu vong và bọn tội phạm khác, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; liên tục mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên địa bàn cả nước, đặc biệt là địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Các lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát cơ động đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội triển khai các phương án luyện tập, ứng trực, hiệp đồng tác chiến, giải quyết các tình huống phức tạp có thể xảy ra; công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại được tăng cường; công tác phòng cháy, chữa cháy được triển khai theo các phương án chặt chẽ.
Trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị được tăng cường ở mức cao nhất, đảm bảo phân luồng, phân tuyến, chủ động kế hoạch đưa đón các đoàn khách quốc tế tham gia các hoạt động theo đúng chương trình, không để ảnh hưởng đến giao thông đô thị, sinh hoạt bình thường của nhân dân.
Trong từng đợt Hội nghị, các lực lượng chức năng của Bộ Công an đều phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh vệ, an ninh, tình báo, cảnh sát các nước ASEAN và các nước đối thoại, INTERPOL, ASEANAPOL trong công tác nắm tình hình, trao đổi các thông tin có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn các Hội nghị, sự kiện, đồng thời phối hợp đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về an ninh của các đoàn bạn, được các nước ghi nhận và đánh giá cao.
- Để tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, Bộ Công an có sáng kiến quan trọng và đã tổ chức thành công “Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN”.
Đây là bước phát triển quan trọng có ý nghĩa chiến lược về hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực và hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN. Sáng kiến của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được sự đồng thuận của các nước thành viên, từ ngày 28-30/9/2010, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN (MACOSA) lần thứ nhất tại Hà Nội.
Hội nghị đã thống nhất MACOSA là một cơ chế hợp tác mới về an ninh, nằm trong khuôn khổ hợp tác chính trị - an ninh ASEAN với các mục đích, nguyên tắc được xác định trên cơ sở Hiến chương ASEAN và Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN.
Sáng kiến của Bộ Công an đã được nêu ra tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh lần thứ 3 (Đà Nẵng, tháng 1/2010) và lần thứ 4 (Hà Nội, tháng 7/2010), được ghi nhận tại Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 và 17 (Hà Nội, tháng 4 và tháng 10/2010). Những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN đều hoan nghênh và tin tưởng cùng với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+), MACOSA sẽ góp phần hoàn thiện cấu trúc an ninh khu vực và gắn kết các cơ chế hợp tác an ninh đã có, tăng cường xây dựng lòng tin, hợp tác nội khối ASEAN và phối hợp giữa các cơ quan an ninh ASEAN với các cơ quan khác, nâng cao năng lực cảnh báo, hoạch định chính sách cũng như ngăn chặn từ xa các mối đe dọa an ninh khu vực và an ninh mỗi quốc gia thành viên, qua đó đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
- Song song với các hoạt động của năm Chủ tịch ASEAN, Bộ Công an tiếp tục các chương trình hợp tác đa phương thường niên về chính trị - an ninh trong ASEAN, tập trung trên các lĩnh vực hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các hoạt động tương trợ tư pháp trong ASEAN.
Là thành viên chính thức của Hội nghị Bộ trưởng và Quan chức Cấp cao về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC, SOMTC), Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL), Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan Xuất nhập cảnh và Lãnh sự (DGICM), Hội nghị Quan chức cao cấp về ma túy (ASOD), Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc hoàn chỉnh bộ máy, thể chế và công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, tham gia tích cực vào Hội nghị Quan chức Cấp cao về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) tháng 10/2010 tại Philippines và phối hợp tổ chức Hội nghị ASEANAPOL lần thứ 30 tại Campuchia, xây dựng lộ trình triển khai các cam kết và thực hiện có hiệu quả Thông cáo chung ASEANAPOL 30.
Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp trao đổi thông tin tội phạm, thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp, đào tạo năng lực cho sỹ quan thực thi pháp luật… Đã tiếp nhận, xử lý hàng trăm thông tin tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; trao đổi tình hình và phối hợp phát hiện, điều tra, triệt phá nhiều đường dây tội phạm nguy hiểm, thực hiện hàng trăm lượt yêu cầu liên quan đến tương trợ tư pháp, truy bắt tội phạm lẩn trốn tại Việt Nam và ngược lại; cử nhiều đợt cán bộ tham dự các khóa tập huấn đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ tại các nước ASEAN và các Trung tâm đào tạo khu vực hoặc tại Việt Nam, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng các yêu cầu hợp tác quốc tế.
Bộ Công an tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ/Công an các nước ASEAN xây dựng hành lang pháp lý theo hướng hoàn thiện hơn; chủ trì, đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện nhiều Điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm như Thỏa thuận hợp tác phòng, chống khủng bố giữa ASEAN với các đối tác như Nga, Nhật Bản, Australia; Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự giữa Việt Nam và Thái Lan; Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia; cùng các nước ASEAN nghiên cứu, xây dựng Công ước ASEAN về chống buôn người...
- Để đưa hợp tác an ninh khu vực đi vào thực chất, hiệu quả, bên cạnh kênh hợp tác đa phương, Bộ Công an Việt Nam đặc biệt coi trọng hợp tác an ninh song phương với các nước trong khu vực trong lĩnh vực trao đổi thông tin tội phạm, đấu tranh phòng chống khủng bố, đảm bảo an ninh biên giới, phối hợp xác minh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề khác liên quan đến an ninh mỗi nước.
Trong hợp tác an ninh song phương, Bộ Công an Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng việc phát triển hợp tác với các nước láng giềng. Quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ An ninh Lào là mối quan hệ truyền thống. Hai nước đã xây dựng các cơ chế song phương mang tính ổn định lâu dài và toàn diện. Trong đó năm 2010, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp Bộ An ninh Lào tổ chức thành công Hội nghị hợp tác an ninh Việt-Lào lần thứ nhất, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào trong tình hình mới.
Đối với Campuchia, Bộ Công an Việt Nam thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, xây dựng mối quan hệ hợp tác có chiều sâu và hiệu quả thiết thực; phối hợp có hiệu quả trong đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới, giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bỉnh, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
Với các nước khác trong khu vực, Bộ Công an cũng thường xuyên duy trì quan hệ, phối hợp xây dựng, ký kết và triển khai hiệu quả các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác về phòng chống tội phạm như Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác, đấu tranh phòng chống tội phạm với Thái Lan; thường xuyên có các cuộc trao đổi đoàn cấp cao với Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippines…
Nhìn lại một năm hợp tác an ninh trong ASEAN, Bộ Công an Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010 giao trong việc đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các Hội nghị, sự kiện ASEAN trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước mến khách, thanh bình, an ninh và chủ động trong hội nhập hợp tác khu vực và quốc tế.
Với sáng kiến MACOSA, Bộ Công an Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng thuận của các nước thành viên ASEAN trong việc thiết lập một cơ chế hợp tác đa phương chính thức về an ninh, tạo điểm nhấn cho năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển./.
Năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang tồn tại những yếu tố đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch từ bên ngoài kích động, hỗ trợ cho bọn phản động trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam với mức độ ngày càng quyết liệt và nguy hiểm hơn chúng kích động quần chúng biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị.
Tình hình trật tự an toàn xã hội cũng diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm ma túy và trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, tranh chấp, khiếu kiện... đang là những vấn đề gây nên tình hình căng thẳng, bất ổn trong đời sống nhân dân.
Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010 diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, nhiều Hội nghị cấp cao có quy mô và tầm cỡ châu lục trên cả 3 lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Trong cả năm, đã có gần 80 đợt Hội nghị, sự kiện trong khuôn khổ Chủ tịch và nhiều Hội nghị của các Bộ chuyên ngành; thành phần tham gia đông, đa dạng, bao gồm không chỉ lãnh đạo các nước ASEAN mà cả các nước đối thoại như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc.
Địa bàn diễn ra các Hội nghị, sự kiện được tổ chức trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là Thủ đô Hà Nội, đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn, vì một ASEAN hòa bình, ổn định - hợp tác phát triển diễn ra trên đất nước Việt Nam.
- Bộ Công an đã triển khai kế hoạch đồng bộ chỉ đạo các lực lượng công an trong cả nước, nhất là các địa bàn trọng điểm, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, chủ động nắm tình hình, tập trung phát hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, trên cơ sở đó đã áp dụng các biện pháp, đối sách xử lý kịp thời, vô hiệu hóa và loại trừ các yếu tố ảnh hưởng xấu đến an toàn và thành công của các hội nghị; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động phá hoại, khủng bố quốc tế, bọn phản động lưu vong và bọn tội phạm khác, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; liên tục mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên địa bàn cả nước, đặc biệt là địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Các lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát cơ động đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội triển khai các phương án luyện tập, ứng trực, hiệp đồng tác chiến, giải quyết các tình huống phức tạp có thể xảy ra; công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại được tăng cường; công tác phòng cháy, chữa cháy được triển khai theo các phương án chặt chẽ.
Trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị được tăng cường ở mức cao nhất, đảm bảo phân luồng, phân tuyến, chủ động kế hoạch đưa đón các đoàn khách quốc tế tham gia các hoạt động theo đúng chương trình, không để ảnh hưởng đến giao thông đô thị, sinh hoạt bình thường của nhân dân.
Trong từng đợt Hội nghị, các lực lượng chức năng của Bộ Công an đều phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh vệ, an ninh, tình báo, cảnh sát các nước ASEAN và các nước đối thoại, INTERPOL, ASEANAPOL trong công tác nắm tình hình, trao đổi các thông tin có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn các Hội nghị, sự kiện, đồng thời phối hợp đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về an ninh của các đoàn bạn, được các nước ghi nhận và đánh giá cao.
- Để tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, Bộ Công an có sáng kiến quan trọng và đã tổ chức thành công “Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN”.
Đây là bước phát triển quan trọng có ý nghĩa chiến lược về hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực và hợp tác chính trị - an ninh trong ASEAN. Sáng kiến của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được sự đồng thuận của các nước thành viên, từ ngày 28-30/9/2010, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN (MACOSA) lần thứ nhất tại Hà Nội.
Hội nghị đã thống nhất MACOSA là một cơ chế hợp tác mới về an ninh, nằm trong khuôn khổ hợp tác chính trị - an ninh ASEAN với các mục đích, nguyên tắc được xác định trên cơ sở Hiến chương ASEAN và Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN.
Sáng kiến của Bộ Công an đã được nêu ra tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh lần thứ 3 (Đà Nẵng, tháng 1/2010) và lần thứ 4 (Hà Nội, tháng 7/2010), được ghi nhận tại Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 và 17 (Hà Nội, tháng 4 và tháng 10/2010). Những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN đều hoan nghênh và tin tưởng cùng với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+), MACOSA sẽ góp phần hoàn thiện cấu trúc an ninh khu vực và gắn kết các cơ chế hợp tác an ninh đã có, tăng cường xây dựng lòng tin, hợp tác nội khối ASEAN và phối hợp giữa các cơ quan an ninh ASEAN với các cơ quan khác, nâng cao năng lực cảnh báo, hoạch định chính sách cũng như ngăn chặn từ xa các mối đe dọa an ninh khu vực và an ninh mỗi quốc gia thành viên, qua đó đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
- Song song với các hoạt động của năm Chủ tịch ASEAN, Bộ Công an tiếp tục các chương trình hợp tác đa phương thường niên về chính trị - an ninh trong ASEAN, tập trung trên các lĩnh vực hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các hoạt động tương trợ tư pháp trong ASEAN.
Là thành viên chính thức của Hội nghị Bộ trưởng và Quan chức Cấp cao về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC, SOMTC), Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL), Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan Xuất nhập cảnh và Lãnh sự (DGICM), Hội nghị Quan chức cao cấp về ma túy (ASOD), Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc hoàn chỉnh bộ máy, thể chế và công tác phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, tham gia tích cực vào Hội nghị Quan chức Cấp cao về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) tháng 10/2010 tại Philippines và phối hợp tổ chức Hội nghị ASEANAPOL lần thứ 30 tại Campuchia, xây dựng lộ trình triển khai các cam kết và thực hiện có hiệu quả Thông cáo chung ASEANAPOL 30.
Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp trao đổi thông tin tội phạm, thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp, đào tạo năng lực cho sỹ quan thực thi pháp luật… Đã tiếp nhận, xử lý hàng trăm thông tin tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; trao đổi tình hình và phối hợp phát hiện, điều tra, triệt phá nhiều đường dây tội phạm nguy hiểm, thực hiện hàng trăm lượt yêu cầu liên quan đến tương trợ tư pháp, truy bắt tội phạm lẩn trốn tại Việt Nam và ngược lại; cử nhiều đợt cán bộ tham dự các khóa tập huấn đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ tại các nước ASEAN và các Trung tâm đào tạo khu vực hoặc tại Việt Nam, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng các yêu cầu hợp tác quốc tế.
Bộ Công an tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ/Công an các nước ASEAN xây dựng hành lang pháp lý theo hướng hoàn thiện hơn; chủ trì, đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện nhiều Điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm như Thỏa thuận hợp tác phòng, chống khủng bố giữa ASEAN với các đối tác như Nga, Nhật Bản, Australia; Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự giữa Việt Nam và Thái Lan; Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia; cùng các nước ASEAN nghiên cứu, xây dựng Công ước ASEAN về chống buôn người...
- Để đưa hợp tác an ninh khu vực đi vào thực chất, hiệu quả, bên cạnh kênh hợp tác đa phương, Bộ Công an Việt Nam đặc biệt coi trọng hợp tác an ninh song phương với các nước trong khu vực trong lĩnh vực trao đổi thông tin tội phạm, đấu tranh phòng chống khủng bố, đảm bảo an ninh biên giới, phối hợp xác minh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm xuyên quốc gia và các vấn đề khác liên quan đến an ninh mỗi nước.
Trong hợp tác an ninh song phương, Bộ Công an Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng việc phát triển hợp tác với các nước láng giềng. Quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ An ninh Lào là mối quan hệ truyền thống. Hai nước đã xây dựng các cơ chế song phương mang tính ổn định lâu dài và toàn diện. Trong đó năm 2010, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp Bộ An ninh Lào tổ chức thành công Hội nghị hợp tác an ninh Việt-Lào lần thứ nhất, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào trong tình hình mới.
Đối với Campuchia, Bộ Công an Việt Nam thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, xây dựng mối quan hệ hợp tác có chiều sâu và hiệu quả thiết thực; phối hợp có hiệu quả trong đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới, giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bỉnh, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
Với các nước khác trong khu vực, Bộ Công an cũng thường xuyên duy trì quan hệ, phối hợp xây dựng, ký kết và triển khai hiệu quả các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác về phòng chống tội phạm như Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác, đấu tranh phòng chống tội phạm với Thái Lan; thường xuyên có các cuộc trao đổi đoàn cấp cao với Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippines…
Nhìn lại một năm hợp tác an ninh trong ASEAN, Bộ Công an Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010 giao trong việc đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các Hội nghị, sự kiện ASEAN trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước mến khách, thanh bình, an ninh và chủ động trong hội nhập hợp tác khu vực và quốc tế.
Với sáng kiến MACOSA, Bộ Công an Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng thuận của các nước thành viên ASEAN trong việc thiết lập một cơ chế hợp tác đa phương chính thức về an ninh, tạo điểm nhấn cho năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển./.
PV (Vietnam+)