Tỉnh Đắk Nông thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh và các khu vực rừng núi sát biên giới.
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu, các loại động vật được đưa vào bảo tồn như bò tót, vượn đen má vàng (ở Việt Nam còn khoảng trên dưới 200 cá thể), vọoc bạc Trung bộ, chà vá chân đen, hươu vàng, voi châu Á, báo gấm, khỉ mặt đỏ, rùa vàng, rồng đất, kỳ đà, tê tê...; cùng nhiều loại thực vật quý hiếm như gỗ cẩm lai, giáng hương, cà te, sao cát, du sam... và một số cây thuốc quý như sâm can, hà thủ ô đỏ, cây ổ kiến gai...
Trong số đó, có một số loài động thực vật quý hiếm đang giảm nhanh về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Các khu vực bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng ở Đắk Nông nằm trong những vùng địa hình tương đối phức tạp với diện tích rộng lớn. Để làm tốt việc bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, ngành lâm nghiệp tỉnh tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như xây dựng các trạm kiểm lâm địa bàn trực 24/24 giờ trong ngày.
Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các cấp và cùng chuyên gia nước ngoài tập trung tuyên truyền sâu rộng đến người dân về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, bảo vệ động thực vật.
Từ năm 2010 đến nay, Đắk Nông chuyển đổi hình thức tổ chức từ giao đất giao rừng cho hộ gia đình sang nhóm hộ gia đình có ý thức trách nhiện và năng lực quản lý, bảo vệ rừng.
Hàng ngày, các nhóm hộ luân phiên cắt cử 5 người trực cùng 1 cán bộ kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng. Những người tham gia bảo vệ rừng được chia sẻ lợi ích từ bảo vệ rừng, được khai thác một số loại lâm sản theo quy định trên vùng đất mình quản lý.
Ngoài chế độ hỗ trợ bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha mỗi tháng, các hộ nhận khoán được trích 40-50% dịch vụ chi trả môi trường rừng và được Quỹ rừng đặc dụng (VCF) hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày khi đi tuần tra bảo vệ rừng.
Với ý thức bảo vệ rừng được nâng cao, trong những ngày lễ, Tết, cả đêm lẫn ngày đều có người trực, tuần tra; khi cần tập trung lực lượng, chỉ trong một vài giờ có thể huy động tất cả các hộ dân bảo vệ rừng đi làm nhiệm vụ.
Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông đã cấp 50 giấy chứng nhận nuôi động vật hoang dã cho các tổ chức và cá nhân; đang hướng dẫn thủ tục để cấp tiếp giấy chứng nhận cho 32 trại nuôi động vật rừng.
[Đắk Nông cho 50 trang trại nuôi động vật hoang dã]
Chi cục đã xử lý nghiêm các vụ vi phạm về khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã. Các đối tượng vi phạm về quy chế quản lý bảo vệ rừng đều bị cảnh cáo, nhắc nhở và làm cam kết không tái phạm.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, trong 3 năm qua, tính chất và số lượng các vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng giảm hẳn.
Từ đầu năm đến nay, chỉ xảy ra 4 vụ vi phạm săn bắt động vật rừng trái phép (chủ yếu là săn bắt chim); lực lượng kiểm lâm đã thả về rừng 6 con chồn.
Vùng đa dạng sinh học đang được tập trung nghiên cứu và bảo vệ nghiêm ngặt, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng được tỉnh Đắk Nông lập đề án chuyển thành vườn quốc gia. Hiện nay, rừng Tà Đùng đang hình thành một hệ sinh thái mới do đập nước của Thủy điện Đồng Nai 3 với diện tích trên 3.000ha làm đẹp cho cảnh quan toàn vùng.
Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông sẽ xây dựng vườn thực vật, trồng thêm 139 loài cây, quy tụ các loại cây bản địa vào trồng trong khu rừng đặc dụng, cảnh quan Đray Sáp (huyện Krông Nô).
Ngành lâm nghiệp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng dự án bảo tồn 2 loài vượn đen má vàng và bò tót là những động vật đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngành đẩy nhanh việc lập và thực hiện các dự án nhỏ về quản lý bảo vệ rừng, phối hợp cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc trồng rừng, chuyển giao kỹ thuật cho các dự án nông lâm kết hợp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng dân cư ở các vùng đệm.
Tháng 11 tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông cùng Viện sinh thái miền Nam và chuyên gia quốc tế Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WCS) sẽ đánh giá toàn bộ sinh cảnh, phân bố các loài sinh vật khu vực rừng huyện Tuy Đức để xây dựng kế hoạch bảo tồn động vật khu vực này.
Đắk Nông có 651.561 ha rừng trong đó đất rừng 332.173 ha. Hiện có 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Tà Đùng (7.500 ha) và Nam Nung (6.000 ha) cùng với 1 khu rừng đặc dụng, cảnh quan Đray Sáp (12.000ha).
Khu bảo tồn Nam Nung hiện có 881 loài thuộc 541 chi, 166 họ của 6 ngành thực vật; có 233 loài thuộc 80 họ, 28 bộ động vật. Khu bảo tồn Tà Đùng có 965 loài, thuộc 567 chi và 151 họ thuộc 3 ngành thực vật và 480 loài thuộc 102 họ, 30 bộ động vật.
Hiện tại các khu bảo tồn tại Đắk Nông có hơn 100 loài động thực vật được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới có giá trị bảo tồn cao./.
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu, các loại động vật được đưa vào bảo tồn như bò tót, vượn đen má vàng (ở Việt Nam còn khoảng trên dưới 200 cá thể), vọoc bạc Trung bộ, chà vá chân đen, hươu vàng, voi châu Á, báo gấm, khỉ mặt đỏ, rùa vàng, rồng đất, kỳ đà, tê tê...; cùng nhiều loại thực vật quý hiếm như gỗ cẩm lai, giáng hương, cà te, sao cát, du sam... và một số cây thuốc quý như sâm can, hà thủ ô đỏ, cây ổ kiến gai...
Trong số đó, có một số loài động thực vật quý hiếm đang giảm nhanh về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Các khu vực bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng ở Đắk Nông nằm trong những vùng địa hình tương đối phức tạp với diện tích rộng lớn. Để làm tốt việc bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, ngành lâm nghiệp tỉnh tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như xây dựng các trạm kiểm lâm địa bàn trực 24/24 giờ trong ngày.
Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các cấp và cùng chuyên gia nước ngoài tập trung tuyên truyền sâu rộng đến người dân về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, bảo vệ động thực vật.
Từ năm 2010 đến nay, Đắk Nông chuyển đổi hình thức tổ chức từ giao đất giao rừng cho hộ gia đình sang nhóm hộ gia đình có ý thức trách nhiện và năng lực quản lý, bảo vệ rừng.
Hàng ngày, các nhóm hộ luân phiên cắt cử 5 người trực cùng 1 cán bộ kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng. Những người tham gia bảo vệ rừng được chia sẻ lợi ích từ bảo vệ rừng, được khai thác một số loại lâm sản theo quy định trên vùng đất mình quản lý.
Ngoài chế độ hỗ trợ bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha mỗi tháng, các hộ nhận khoán được trích 40-50% dịch vụ chi trả môi trường rừng và được Quỹ rừng đặc dụng (VCF) hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày khi đi tuần tra bảo vệ rừng.
Với ý thức bảo vệ rừng được nâng cao, trong những ngày lễ, Tết, cả đêm lẫn ngày đều có người trực, tuần tra; khi cần tập trung lực lượng, chỉ trong một vài giờ có thể huy động tất cả các hộ dân bảo vệ rừng đi làm nhiệm vụ.
Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông đã cấp 50 giấy chứng nhận nuôi động vật hoang dã cho các tổ chức và cá nhân; đang hướng dẫn thủ tục để cấp tiếp giấy chứng nhận cho 32 trại nuôi động vật rừng.
[Đắk Nông cho 50 trang trại nuôi động vật hoang dã]
Chi cục đã xử lý nghiêm các vụ vi phạm về khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã. Các đối tượng vi phạm về quy chế quản lý bảo vệ rừng đều bị cảnh cáo, nhắc nhở và làm cam kết không tái phạm.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, trong 3 năm qua, tính chất và số lượng các vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng giảm hẳn.
Từ đầu năm đến nay, chỉ xảy ra 4 vụ vi phạm săn bắt động vật rừng trái phép (chủ yếu là săn bắt chim); lực lượng kiểm lâm đã thả về rừng 6 con chồn.
Vùng đa dạng sinh học đang được tập trung nghiên cứu và bảo vệ nghiêm ngặt, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng được tỉnh Đắk Nông lập đề án chuyển thành vườn quốc gia. Hiện nay, rừng Tà Đùng đang hình thành một hệ sinh thái mới do đập nước của Thủy điện Đồng Nai 3 với diện tích trên 3.000ha làm đẹp cho cảnh quan toàn vùng.
Thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông sẽ xây dựng vườn thực vật, trồng thêm 139 loài cây, quy tụ các loại cây bản địa vào trồng trong khu rừng đặc dụng, cảnh quan Đray Sáp (huyện Krông Nô).
Ngành lâm nghiệp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng dự án bảo tồn 2 loài vượn đen má vàng và bò tót là những động vật đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngành đẩy nhanh việc lập và thực hiện các dự án nhỏ về quản lý bảo vệ rừng, phối hợp cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc trồng rừng, chuyển giao kỹ thuật cho các dự án nông lâm kết hợp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng dân cư ở các vùng đệm.
Tháng 11 tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông cùng Viện sinh thái miền Nam và chuyên gia quốc tế Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WCS) sẽ đánh giá toàn bộ sinh cảnh, phân bố các loài sinh vật khu vực rừng huyện Tuy Đức để xây dựng kế hoạch bảo tồn động vật khu vực này.
Đắk Nông có 651.561 ha rừng trong đó đất rừng 332.173 ha. Hiện có 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Tà Đùng (7.500 ha) và Nam Nung (6.000 ha) cùng với 1 khu rừng đặc dụng, cảnh quan Đray Sáp (12.000ha).
Khu bảo tồn Nam Nung hiện có 881 loài thuộc 541 chi, 166 họ của 6 ngành thực vật; có 233 loài thuộc 80 họ, 28 bộ động vật. Khu bảo tồn Tà Đùng có 965 loài, thuộc 567 chi và 151 họ thuộc 3 ngành thực vật và 480 loài thuộc 102 họ, 30 bộ động vật.
Hiện tại các khu bảo tồn tại Đắk Nông có hơn 100 loài động thực vật được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới có giá trị bảo tồn cao./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)