Thực hiện Chỉ thị số 1685 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn sang trồng cao su, trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng.
Kết quả, đến nay, tỉnh đã thu hồi, đình chỉ 22 dự án trồng cao su, với tổng diện tích trên 16.962ha.
22 dự án bị thu hồi, đình chỉ là do các chủ đầu tư không triển khai thực hiện, thiếu năng lực tài chính, vùng quy hoạch cho dự án bị xâm chiếm trái phép. Thậm chí, có một số doanh nghiệp lợi dụng chủ trương để mua bán, sang nhượng dự án trái phép như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hữu Bích nhận trên 113ha đất lâm nghiệp tại địa bàn xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn) để trồng cao su. Công ty này cũng chỉ mới trồng 40ha cao su và bán lại 30ha đất trống của dự án cho một cá nhân khác với số tiền 300 triệu đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lộc Phát liên kết trồng rừng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Ea H’Leo tại tiểu khu 104, xã Ea Hao (huyện Ea H’Leo) đã bị thu hồi do mua bán dự án trái phép...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 73 dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su và cải tạo, quản lý bảo vệ, trồng rừng, với tổng diện tích trên 70.027ha; trong đó, có 37 dự án trồng cao su, với diện tích 26.328ha. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, đến nay, các doanh nghiệp chỉ mới trồng được hơn 7.235ha cao su, 7.695ha rừng kinh tế và 560ha cây ăn quả, bông vải; thu hút trên 3.000 lao động là người tại địa phương vào làm công nhân
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, tiến độ trồng cao su, trồng rừng quá chậm so với kế hoạch, trong khi đó, việc tận thu gỗ trên diện tích rừng được phép chuyển đổi các doanh nghiệp đã triển khai nhanh chóng, với trên 44.000m3 gỗ các loại (trên diện tích 7.343ha rừng chuyển đổi).
Mặt khác, trong giai đoạn trước khi các chủ dự án được giao đất, giao rừng, tại một số khu vực quy hoạch cho các dự án phát triển cao su, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng, tình trạng xâm hại rừng vẫn diễn ra như: khai thác gỗ, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, mua bán đất rừng trái phép và cản trở đòi tiền đền bù khi dự án được triển khai.
Mặc dù Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các chỉ thị về việc quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhưng do lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng, yếu và ở nhiều địa phương chính quyền cấp huyện, xã, các lực lượng chức năng trên địa bàn, cũng như các chủ rừng chưa có giải pháp đồng bộ nên việc ngăn chặn đạt hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư tập trung triển khai các dự án đúng tiến độ, nội dung đã được phê duyệt. Các cấp chính quyền địa phương cùng với các ngành chức năng trong tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nhất là các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến các dự án.
Tỉnh cũng tiếp tục kiểm tra, rà soát thu hồi đất, rừng đối với các dự án đã có quyết định cho thuê đất, thuê rừng nhưng quá thời hạn quy định mà không triển khai hoặc triển khai chậm, không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển cây cao su phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, tình hình thực tế tại từng địa bàn.
Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm hoàn thành công tác tổng hợp việc rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp của các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép tiếp tục triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sớm có hướng dẫn các hình thức liên doanh, liên kết trồng cao su, trồng rừng giữa các Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp thuộc nguồn vốn Nhà nước với các thành phần kinh tế để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cao su và tăng nhanh diện tích trồng mới rừng./.
Kết quả, đến nay, tỉnh đã thu hồi, đình chỉ 22 dự án trồng cao su, với tổng diện tích trên 16.962ha.
22 dự án bị thu hồi, đình chỉ là do các chủ đầu tư không triển khai thực hiện, thiếu năng lực tài chính, vùng quy hoạch cho dự án bị xâm chiếm trái phép. Thậm chí, có một số doanh nghiệp lợi dụng chủ trương để mua bán, sang nhượng dự án trái phép như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hữu Bích nhận trên 113ha đất lâm nghiệp tại địa bàn xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn) để trồng cao su. Công ty này cũng chỉ mới trồng 40ha cao su và bán lại 30ha đất trống của dự án cho một cá nhân khác với số tiền 300 triệu đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lộc Phát liên kết trồng rừng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Ea H’Leo tại tiểu khu 104, xã Ea Hao (huyện Ea H’Leo) đã bị thu hồi do mua bán dự án trái phép...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 73 dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su và cải tạo, quản lý bảo vệ, trồng rừng, với tổng diện tích trên 70.027ha; trong đó, có 37 dự án trồng cao su, với diện tích 26.328ha. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, đến nay, các doanh nghiệp chỉ mới trồng được hơn 7.235ha cao su, 7.695ha rừng kinh tế và 560ha cây ăn quả, bông vải; thu hút trên 3.000 lao động là người tại địa phương vào làm công nhân
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, tiến độ trồng cao su, trồng rừng quá chậm so với kế hoạch, trong khi đó, việc tận thu gỗ trên diện tích rừng được phép chuyển đổi các doanh nghiệp đã triển khai nhanh chóng, với trên 44.000m3 gỗ các loại (trên diện tích 7.343ha rừng chuyển đổi).
Mặt khác, trong giai đoạn trước khi các chủ dự án được giao đất, giao rừng, tại một số khu vực quy hoạch cho các dự án phát triển cao su, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng, tình trạng xâm hại rừng vẫn diễn ra như: khai thác gỗ, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, mua bán đất rừng trái phép và cản trở đòi tiền đền bù khi dự án được triển khai.
Mặc dù Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các chỉ thị về việc quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhưng do lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng, yếu và ở nhiều địa phương chính quyền cấp huyện, xã, các lực lượng chức năng trên địa bàn, cũng như các chủ rừng chưa có giải pháp đồng bộ nên việc ngăn chặn đạt hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư tập trung triển khai các dự án đúng tiến độ, nội dung đã được phê duyệt. Các cấp chính quyền địa phương cùng với các ngành chức năng trong tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nhất là các vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến các dự án.
Tỉnh cũng tiếp tục kiểm tra, rà soát thu hồi đất, rừng đối với các dự án đã có quyết định cho thuê đất, thuê rừng nhưng quá thời hạn quy định mà không triển khai hoặc triển khai chậm, không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển cây cao su phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, tình hình thực tế tại từng địa bàn.
Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm hoàn thành công tác tổng hợp việc rà soát, đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp của các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép tiếp tục triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sớm có hướng dẫn các hình thức liên doanh, liên kết trồng cao su, trồng rừng giữa các Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp thuộc nguồn vốn Nhà nước với các thành phần kinh tế để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cao su và tăng nhanh diện tích trồng mới rừng./.
Quang Huy (TTXVN)