Lão tướng Tây Nguyên Y Blốc Eban nói: “Thành công đầu tiên sau giải phóng là làm các công trình thủy lợi, mang cây lúa nước lên Tây Nguyên.”
Một lần tôi được nghe Y Bin Siu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp, nay là Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, kể: "Tôi sinh ra tại Ea Súp, mảnh đất nghèo, nghèo đến nỗi dân buôn làng phải đi tìm cây tre hoa đem về giã lấy nhân như hạt gạo bé tý để ăn.Dân đói lắm, không bao giờ được ăn no, phải đi đào củ rừng về ăn độn. Ngày ấy, dân không có quần áo mặc như bây giờ, đàn ông thì chỉ đóng khố, còn đàn bà thì không có áo mặc. Nhà cửa từ bao đời là nhà tranh tre, nhiều nhà nếu gọi như ngày nay thì đúng là những ổ chuột. Dân nơm nớp lo sợ bị chết vì sốt rét, bị hổ vồ, bị lợn rừng tấn công. Đau ốm thì chỉ biết cúng thôi. Vì thế sau giải phóng, khi đã dẹp yên bọn Fulro, chính quyền tập trung “xóa khố” và xóa nhà tranh, cho dân học chữ, lập trạm xá chữa bệnh và đặc biệt là dạy dân làm cây lúa nước để không còn đói."
Câu chuyện của Y Bin Siu cũng là câu chuyện chung của hầu hết đồng bào các dân tộc Đắk Lắk trước ngày giải phóng.
Buôn Ma Thuột khi giải phóng, qua lời kể của lão tướng Y Blốc Eban, chỉ có 20ha lúa nước, còn đồn điền thì của chủ tây. Cơ sở hạ tầng của Buôn Ma Thuột khi đó, như lời kể của những bậc cao niên thì “nhà cửa chủ yếu là mái tôn lúp xúp, đường phố chật chội.”
Tình hình chung của tỉnh Đắk Lắk sau giải phóng: Dân số 33,6 vạn người, 48,8% đồng bào dân tộc thiểu số và chủ yếu sống ở vùng sâu. Vì thế mà Y Bin Siu bảo: "Tôi ở cách Buôn Ma Thuột 80 km mà không biết Buôn Ma Thuột là gì."
Buôn Ma Thuột những ngày kỷ niệm 35 năm chiến thắng này rợp trời cờ hoa trên những đại lộ thênh thang, đã là một đô thị loại I, hiện đại mà vẫn mang nét đặc thù của một thành phố Tây Nguyên, ngỡ như chưa từng qua chiến tranh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Đức Tùy nói: Đắk Lắk có 44 dân tộc anh em sinh sống đã tạo nên một nền kinh tế, văn hóa đa dạng, đó là một nguồn lực lớn.
Tính chất đa dân tộc của Đắk Lắk là một nền tảng cho những chính sách về sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những chính sách có tính chất chiến lược làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội là định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc.
Thực hiện chính sách này đã làm thay đổi cuộc sống du canh du cư của đồng bào với đặc trưng là nền kinh tế tự cấp tự túc để hình thành một nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
Để đồng bào định cư, Nhà nước đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để làm 580 hồ, đập chứa nước đảm bảo tưới cho 60% diện tích và tạo ra 10.000ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, dân có nước sinh hoạt và đưa cây lúa nước lên cao nguyên, đảm bảo cho dân không còn bị cái đói đe dọa.
Tiếp theo là những công trình dân sinh nâng cao chất lượng cuộc sống, như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bưu điện... Chính những công trình này đã tạo ra một bộ mặt nông thôn mới.
Ngày nay, đi vào tận vùng sâu ta có thể gặp những buôn làng trù phú, có nhà cửa kiên cố.
Đến trung tâm xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, không khác gì một thị trấn, có đường nhựa thênh thang, trường trung học phổ thông, sân vận động và những công trình dân sinh khác mà không phải xã nào ở đồng bằng cũng có đuợc. Xã có một trạm y tế 10 giường bệnh, 2 bác sĩ và 3 y sĩ, một trung tâm thương mại với hơn 500 hộ buôn bán, 30% số hộ có thu nhập 50-70 triệu đồng/năm.
Trước giải phóng, Ea Phê chỉ làm rẫy, không đủ ăn; nhờ có công trình thủy lợi Krông Buk mà dân làm lúa nước, trồng cà phê, chăn nuôi nên trở thành một xã khá giả về kinh tế; và từ đó, giáo dục cũng được đồng bào dân tộc quan tâm; đã có hàng chục kỹ sư, cử nhân, trong đó có một tiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Hiện xã có 11 trường tiểu học và trung học cơ sở, một trường trung học phổ thông với hơn 10.000 học sinh và 250 thầy cô giáo.
Sau khi tách tỉnh Đắk Nông ra, Đắk Lắk vẫn là một tỉnh lớn với 1,8 triệu dân, cấu thành một khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc và tạo nên một sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực.
Hiện Đắk Lắk là một tỉnh có “4 đứng đầu” về nông nghiệp: Sản lượng cà phê chiếm 50% sản lượng cả nước, bông vải chiếm 60%/năm, ngô lai, mật ong 8.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước.
Cùng với phát triển kinh tế, Đắk Lắk cũng rất chú trọng đến phát triển giáo dục, văn hóa và chăm lo đời sống xã hội. Đắk Lắk coi giáo dục là cốt lõi của chính sách đào tạo nhân lực và đội ngũ cán bộ kế thừa. Do vậy đã hình thành một hệ thống các trường dân tộc nội trú từ tỉnh xuống huyện.
Hàng năm toàn tỉnh có thêm 1.000 phòng học được xây mới. Hiện tại tỉnh có 716 trường học các cấp với hơn nửa triệu học sinh, có gần một ngàn sinh viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại Đại học Tây Nguyên, đã có nhiều tiến sĩ là người dân tộc thiểu số.
Công tác khám chữa bệnh cho dân được chú trọng tới tận buôn làng. Mỗi xã đều có trạm y tế, bệnh viện tỉnh được nối mạng với bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và một bệnh viện y học dân tộc.
Nhưng đáng lưu ý hơn cả là tất cả các xã trong tỉnh đều được đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây nhà văn hóa có từ 300-400 chỗ ngồi, làm thành trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng là nơi hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc, là mái nhà của đại đoàn kết dân tộc.
Trong công cuộc phát triển kinh tế từ sau giải phóng, tiềm năng về nông-lâm nghiệp đã được khai thác và biến thành thế mạnh của tỉnh. Đó là kết quả của sự đầu tư lớn của Nhà nước và sự định hướng phát triển đúng của tỉnh. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đã đạt trình độ cơ giới hóa cao, bình quân đạt hơn 400 mã lực/ha gieo trồng, toàn tỉnh có đến hơn 40.000 máy cày.
Riêng về công nghiệp, từ chỗ chỉ có vài nhà máy chế biến nhỏ nay toàn tỉnh đã có gần 100 nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tiềm năng về công nghiệp thì ngành công nghiệp của Đắk Lắk hiện nay vẫn phát triển chưa tương xứng.
Có ý kiến cho rằng, là một vùng cà phê lớn nhất nước nhưng Đắk Lắk chưa có nhà máy chế biến cà phê hòa tan và chưa có doanh nghiệp nào làm được cà phê hòa tan có thương hiệu quốc tế hay nhà máy sản xuất công nghiệp cao su.
Vì vậy, nói như ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, nền kinh tế của Đắk Lắk có mức tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong 35 năm qua, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới là vô cùng to lớn, sẽ làm nền tảng cho những kế hoạch vĩ mô để đưa Đắk Lắk tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
Một lần tôi được nghe Y Bin Siu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp, nay là Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, kể: "Tôi sinh ra tại Ea Súp, mảnh đất nghèo, nghèo đến nỗi dân buôn làng phải đi tìm cây tre hoa đem về giã lấy nhân như hạt gạo bé tý để ăn.Dân đói lắm, không bao giờ được ăn no, phải đi đào củ rừng về ăn độn. Ngày ấy, dân không có quần áo mặc như bây giờ, đàn ông thì chỉ đóng khố, còn đàn bà thì không có áo mặc. Nhà cửa từ bao đời là nhà tranh tre, nhiều nhà nếu gọi như ngày nay thì đúng là những ổ chuột. Dân nơm nớp lo sợ bị chết vì sốt rét, bị hổ vồ, bị lợn rừng tấn công. Đau ốm thì chỉ biết cúng thôi. Vì thế sau giải phóng, khi đã dẹp yên bọn Fulro, chính quyền tập trung “xóa khố” và xóa nhà tranh, cho dân học chữ, lập trạm xá chữa bệnh và đặc biệt là dạy dân làm cây lúa nước để không còn đói."
Câu chuyện của Y Bin Siu cũng là câu chuyện chung của hầu hết đồng bào các dân tộc Đắk Lắk trước ngày giải phóng.
Buôn Ma Thuột khi giải phóng, qua lời kể của lão tướng Y Blốc Eban, chỉ có 20ha lúa nước, còn đồn điền thì của chủ tây. Cơ sở hạ tầng của Buôn Ma Thuột khi đó, như lời kể của những bậc cao niên thì “nhà cửa chủ yếu là mái tôn lúp xúp, đường phố chật chội.”
Tình hình chung của tỉnh Đắk Lắk sau giải phóng: Dân số 33,6 vạn người, 48,8% đồng bào dân tộc thiểu số và chủ yếu sống ở vùng sâu. Vì thế mà Y Bin Siu bảo: "Tôi ở cách Buôn Ma Thuột 80 km mà không biết Buôn Ma Thuột là gì."
Buôn Ma Thuột những ngày kỷ niệm 35 năm chiến thắng này rợp trời cờ hoa trên những đại lộ thênh thang, đã là một đô thị loại I, hiện đại mà vẫn mang nét đặc thù của một thành phố Tây Nguyên, ngỡ như chưa từng qua chiến tranh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Đức Tùy nói: Đắk Lắk có 44 dân tộc anh em sinh sống đã tạo nên một nền kinh tế, văn hóa đa dạng, đó là một nguồn lực lớn.
Tính chất đa dân tộc của Đắk Lắk là một nền tảng cho những chính sách về sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những chính sách có tính chất chiến lược làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội là định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc.
Thực hiện chính sách này đã làm thay đổi cuộc sống du canh du cư của đồng bào với đặc trưng là nền kinh tế tự cấp tự túc để hình thành một nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
Để đồng bào định cư, Nhà nước đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để làm 580 hồ, đập chứa nước đảm bảo tưới cho 60% diện tích và tạo ra 10.000ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, dân có nước sinh hoạt và đưa cây lúa nước lên cao nguyên, đảm bảo cho dân không còn bị cái đói đe dọa.
Tiếp theo là những công trình dân sinh nâng cao chất lượng cuộc sống, như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bưu điện... Chính những công trình này đã tạo ra một bộ mặt nông thôn mới.
Ngày nay, đi vào tận vùng sâu ta có thể gặp những buôn làng trù phú, có nhà cửa kiên cố.
Đến trung tâm xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, không khác gì một thị trấn, có đường nhựa thênh thang, trường trung học phổ thông, sân vận động và những công trình dân sinh khác mà không phải xã nào ở đồng bằng cũng có đuợc. Xã có một trạm y tế 10 giường bệnh, 2 bác sĩ và 3 y sĩ, một trung tâm thương mại với hơn 500 hộ buôn bán, 30% số hộ có thu nhập 50-70 triệu đồng/năm.
Trước giải phóng, Ea Phê chỉ làm rẫy, không đủ ăn; nhờ có công trình thủy lợi Krông Buk mà dân làm lúa nước, trồng cà phê, chăn nuôi nên trở thành một xã khá giả về kinh tế; và từ đó, giáo dục cũng được đồng bào dân tộc quan tâm; đã có hàng chục kỹ sư, cử nhân, trong đó có một tiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Hiện xã có 11 trường tiểu học và trung học cơ sở, một trường trung học phổ thông với hơn 10.000 học sinh và 250 thầy cô giáo.
Sau khi tách tỉnh Đắk Nông ra, Đắk Lắk vẫn là một tỉnh lớn với 1,8 triệu dân, cấu thành một khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc và tạo nên một sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực.
Hiện Đắk Lắk là một tỉnh có “4 đứng đầu” về nông nghiệp: Sản lượng cà phê chiếm 50% sản lượng cả nước, bông vải chiếm 60%/năm, ngô lai, mật ong 8.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước.
Cùng với phát triển kinh tế, Đắk Lắk cũng rất chú trọng đến phát triển giáo dục, văn hóa và chăm lo đời sống xã hội. Đắk Lắk coi giáo dục là cốt lõi của chính sách đào tạo nhân lực và đội ngũ cán bộ kế thừa. Do vậy đã hình thành một hệ thống các trường dân tộc nội trú từ tỉnh xuống huyện.
Hàng năm toàn tỉnh có thêm 1.000 phòng học được xây mới. Hiện tại tỉnh có 716 trường học các cấp với hơn nửa triệu học sinh, có gần một ngàn sinh viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại Đại học Tây Nguyên, đã có nhiều tiến sĩ là người dân tộc thiểu số.
Công tác khám chữa bệnh cho dân được chú trọng tới tận buôn làng. Mỗi xã đều có trạm y tế, bệnh viện tỉnh được nối mạng với bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và một bệnh viện y học dân tộc.
Nhưng đáng lưu ý hơn cả là tất cả các xã trong tỉnh đều được đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây nhà văn hóa có từ 300-400 chỗ ngồi, làm thành trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng là nơi hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc, là mái nhà của đại đoàn kết dân tộc.
Trong công cuộc phát triển kinh tế từ sau giải phóng, tiềm năng về nông-lâm nghiệp đã được khai thác và biến thành thế mạnh của tỉnh. Đó là kết quả của sự đầu tư lớn của Nhà nước và sự định hướng phát triển đúng của tỉnh. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đã đạt trình độ cơ giới hóa cao, bình quân đạt hơn 400 mã lực/ha gieo trồng, toàn tỉnh có đến hơn 40.000 máy cày.
Riêng về công nghiệp, từ chỗ chỉ có vài nhà máy chế biến nhỏ nay toàn tỉnh đã có gần 100 nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tiềm năng về công nghiệp thì ngành công nghiệp của Đắk Lắk hiện nay vẫn phát triển chưa tương xứng.
Có ý kiến cho rằng, là một vùng cà phê lớn nhất nước nhưng Đắk Lắk chưa có nhà máy chế biến cà phê hòa tan và chưa có doanh nghiệp nào làm được cà phê hòa tan có thương hiệu quốc tế hay nhà máy sản xuất công nghiệp cao su.
Vì vậy, nói như ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, nền kinh tế của Đắk Lắk có mức tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được trong 35 năm qua, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới là vô cùng to lớn, sẽ làm nền tảng cho những kế hoạch vĩ mô để đưa Đắk Lắk tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)