Tỉnh Đắk Lắk đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương vào năm 2020. Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.
Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú, đa dạng, hấp dẫn như rừng núi, sông hồ, thác ghềnh, các lễ hội, phong tục tập quán, nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa..., tỉnh Đắk Lắk tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch voi gắn với các giá trị về văn hóa của đồng bào dân tộc tộc thiểu số bản địa cùng với Không gian văn hóa cồng chiêng, Sử thi Tây Nguyên.
Tỉnh Đắk Lắk cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các mô hình du lịch gắn với càphê, gồm các sản phẩm như tìm hiểu, trực tiếp tham gia vào các quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến càphê tại các vùng trọng điểm.
Tỉnh thêm các loại hình du lịch dã ngoại ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nghỉ dưỡng, nghiên cứu sinh thái, hội nghị, hội thảo tại thành phố Buôn Ma Thuột...
Tỉnh cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung phát triển không gian du lịch chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện phía Bắc, phía Nam, gồm Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar, Lắk, Krông Bông và các vùng phụ cận do tại đây có các thế mạnh đang bảo tồn đàn voi nhà, voi rừng, nhiều hồ nước tự nhiên đẹp nhất Tây Nguyên cùng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, cửa ngõ kết nối với trung tâm du lịch lớn của Tây Nguyên-Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Tỉnh Đắk Lắk cũng có kế hoạch đầu tư trên 12.360 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó, ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 25%, còn lại vốn ngoài ngân sách.
Tỉnh Đắkk Lắk phấn đấu đến năm 2015 thu hút được trên 560.000 lượt khách du lịch và đến năm 2020 thu hút trên 1,129 triệu lượt khách, trong đó có 103.000 lượt khách quốc tế.
Trong thời gian qua, khai thác tài nguyên du lịch ở Đắk Lắk vẫn còn mang nặng tính “tự phát,” chưa tuân thủ theo quy hoạch, đầu tư cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ và tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị và địa phương có các điểm du lịch. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu chưa hấp dẫn du khách. Chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch sinh thái , văn hóa, vui chơi giải trí xuất hiện các loại hình du lịch mang tính trùng lặp cao, nên không những làm mất tính đặc trưng riêng của một điểm du lịch, mà còn tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho khách tham quan, đồng thời, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong du lịch.
Chín tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk chỉ đón được 26.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 2.900 lượt, với tổng doanh thu trên 24 tỷ đồng./.
Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú, đa dạng, hấp dẫn như rừng núi, sông hồ, thác ghềnh, các lễ hội, phong tục tập quán, nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa..., tỉnh Đắk Lắk tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch voi gắn với các giá trị về văn hóa của đồng bào dân tộc tộc thiểu số bản địa cùng với Không gian văn hóa cồng chiêng, Sử thi Tây Nguyên.
Tỉnh Đắk Lắk cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các mô hình du lịch gắn với càphê, gồm các sản phẩm như tìm hiểu, trực tiếp tham gia vào các quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến càphê tại các vùng trọng điểm.
Tỉnh thêm các loại hình du lịch dã ngoại ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nghỉ dưỡng, nghiên cứu sinh thái, hội nghị, hội thảo tại thành phố Buôn Ma Thuột...
Tỉnh cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung phát triển không gian du lịch chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện phía Bắc, phía Nam, gồm Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’Gar, Lắk, Krông Bông và các vùng phụ cận do tại đây có các thế mạnh đang bảo tồn đàn voi nhà, voi rừng, nhiều hồ nước tự nhiên đẹp nhất Tây Nguyên cùng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, cửa ngõ kết nối với trung tâm du lịch lớn của Tây Nguyên-Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Tỉnh Đắk Lắk cũng có kế hoạch đầu tư trên 12.360 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó, ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 25%, còn lại vốn ngoài ngân sách.
Tỉnh Đắkk Lắk phấn đấu đến năm 2015 thu hút được trên 560.000 lượt khách du lịch và đến năm 2020 thu hút trên 1,129 triệu lượt khách, trong đó có 103.000 lượt khách quốc tế.
Trong thời gian qua, khai thác tài nguyên du lịch ở Đắk Lắk vẫn còn mang nặng tính “tự phát,” chưa tuân thủ theo quy hoạch, đầu tư cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ và tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị và địa phương có các điểm du lịch. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu chưa hấp dẫn du khách. Chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch sinh thái , văn hóa, vui chơi giải trí xuất hiện các loại hình du lịch mang tính trùng lặp cao, nên không những làm mất tính đặc trưng riêng của một điểm du lịch, mà còn tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho khách tham quan, đồng thời, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong du lịch.
Chín tháng đầu năm nay, tỉnh Đắk Lắk chỉ đón được 26.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 2.900 lượt, với tổng doanh thu trên 24 tỷ đồng./.
Quang Huy (TTXVN)