Đắk Lắk là địa phương có diện tích và sản lượng càphê nhân nhiều nhất nước, mỗi năm đạt từ 400.000 tấn trở lên. Tuy nhiên, lượng càphê xuất khẩu chủ yếu là càphê nhân, còn càphê bột, càphê hòa tan (đã qua chế biến sâu) lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, tỷ lệ càphê chế biến sâu trên địa bàn chỉ mới chiếm khoảng 7 đến 8% trong tổng sản lượng càphê trong từng niên vụ.
Tỉnh cũng có chủ trương hạn chế dần tình trạng xuất khẩu càphê nhân dạng thô, đồng thời tăng sản lượng xuất khẩu càphê đã qua chế biến sâu, nhằm tăng giá trị kinh tế.
Với chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến càphê bột, càphê hòa tan công suất lớn từ 700-1.000 tấn sản phẩm/năm/dự án, tỷ lệ càphê đã qua chế biến sâu sẽ tăng lên từ 14-15% trong tổng sản lượng càphê trên địa bàn.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến càphê bột, càphê hòa tan quy mô lớn và có thương hiệu trên thị trường như Trung Nguyên, An Thái, Nam Nguyên...
Do sản phẩm càphê bột, càphê hòa tan được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, nguồn nguyên liệu tại chỗ lại khá dồi dào nên các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã sẵn sàng đầu tư vốn xây dựng các nhà máy hoặc mở rộng và nâng công suất của các nhà máy chế biến hiện có.
Công ty cổ phần càphê Trung Nguyên đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến càphê bột, càphê hòa tan, công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn càphê Ngon, 100% vốn Ấn Độ đầu tư trên 18 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến càphê hòa tan, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.
Công ty cổ phần càphê An Thái đầu tư nâng công suất hoạt động của nhà máy chế biến càphê hòa tan từ 1.000 tấn tăng lên 2.500 tấn/năm./.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, tỷ lệ càphê chế biến sâu trên địa bàn chỉ mới chiếm khoảng 7 đến 8% trong tổng sản lượng càphê trong từng niên vụ.
Tỉnh cũng có chủ trương hạn chế dần tình trạng xuất khẩu càphê nhân dạng thô, đồng thời tăng sản lượng xuất khẩu càphê đã qua chế biến sâu, nhằm tăng giá trị kinh tế.
Với chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến càphê bột, càphê hòa tan công suất lớn từ 700-1.000 tấn sản phẩm/năm/dự án, tỷ lệ càphê đã qua chế biến sâu sẽ tăng lên từ 14-15% trong tổng sản lượng càphê trên địa bàn.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến càphê bột, càphê hòa tan quy mô lớn và có thương hiệu trên thị trường như Trung Nguyên, An Thái, Nam Nguyên...
Do sản phẩm càphê bột, càphê hòa tan được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, nguồn nguyên liệu tại chỗ lại khá dồi dào nên các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã sẵn sàng đầu tư vốn xây dựng các nhà máy hoặc mở rộng và nâng công suất của các nhà máy chế biến hiện có.
Công ty cổ phần càphê Trung Nguyên đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến càphê bột, càphê hòa tan, công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn càphê Ngon, 100% vốn Ấn Độ đầu tư trên 18 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến càphê hòa tan, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.
Công ty cổ phần càphê An Thái đầu tư nâng công suất hoạt động của nhà máy chế biến càphê hòa tan từ 1.000 tấn tăng lên 2.500 tấn/năm./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)