Hiện tình trạng khai thác cát bừa bãi trên đoạn sông Krông Ana chảy qua địa bàn huyện Krông Bông, Đắk Lắk, vẫn chưa giảm càng làm cho đôi bờ sông thêm sạt lở, mất đất sản xuất gây nên nhiều bức xúc trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Đoạn sông Krông Ana chảy qua địa bàn huyện Krông Bông có khai thác cát với tổng chiều dài trên 27km. Theo quy định, các đơn vị khai thác cát được cấp phép chỉ khai thác cát ở lòng sông cách bờ ít nhất 5m, độ sâu cho phép 4m, nhưng các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn lại đua nhau khai thác cát ồ ạt không theo quy định nào. Nơi nào có sản lượng cát nhiều, thuận tiện, họ tập trung tàu thuyền với công suất lớn đổ xô vào khai thác từ 6 giờ đến 18 giờ.
Theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, bình quân mỗi ngày, tại khu vực này, các hộ gia đình và doanh nghiệp khai thác từ 500-600m3 cát.
Cũng theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, ở đoạn sông này, cách đây 5 năm, chiều rộng của dòng sông chỉ có từ 30-40m nhưng hiện nay, do khai thác cát quá bừa bãi, dòng sông đã xâm thực vào đất sản xuất của nhiều hộ dân ở hai bên bờ khá sâu, có nơi dòng sông xâm thực vào đến cả trăm mét, xoáy sâu xuống lòng sông cả chục mét.
Gia đình anh Hồ Văn Khôi, ở thôn 2 xã Cư Kty và anh Đặng Đình Nam, ở xã Khuê Ngọc Điền, cách đây gần 3 năm, mỗi gia đình có 1 ha ruộng ven sông Krông Ana trồng hoa màu nhưng nay, gần như toàn bộ diện tích đã bị cuốn trôi theo dòng nước.
Lãnh đạo xã Cư Kty cho biết, chỉ riêng từ năm 2005 đến nay, xã đã mất từ 80 đến 120 ha ruộng rẫy gần triền sông do tình trạng khai thác cát bừa bãi gây nên. Nghiêm trọng hơn, các doanh nghiệp, hộ gia đình còn tổ chức khai thác cát sát chân cầu đe dọa đến sự an toàn của cầu Yang Sơn nằm trên quốc lộ 27, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk-Lâm Đồng và cầu chữ V nối liền giữa hai xã Cư Kty-Khuê Ngọc Điền.
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cần sớm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác cát bừa bãi trên dòng sông Krông Ana, góp phần thực hiện tốt Luật Khoáng sản trên địa bàn./.
Đoạn sông Krông Ana chảy qua địa bàn huyện Krông Bông có khai thác cát với tổng chiều dài trên 27km. Theo quy định, các đơn vị khai thác cát được cấp phép chỉ khai thác cát ở lòng sông cách bờ ít nhất 5m, độ sâu cho phép 4m, nhưng các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn lại đua nhau khai thác cát ồ ạt không theo quy định nào. Nơi nào có sản lượng cát nhiều, thuận tiện, họ tập trung tàu thuyền với công suất lớn đổ xô vào khai thác từ 6 giờ đến 18 giờ.
Theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, bình quân mỗi ngày, tại khu vực này, các hộ gia đình và doanh nghiệp khai thác từ 500-600m3 cát.
Cũng theo phản ánh của đồng bào các dân tộc, ở đoạn sông này, cách đây 5 năm, chiều rộng của dòng sông chỉ có từ 30-40m nhưng hiện nay, do khai thác cát quá bừa bãi, dòng sông đã xâm thực vào đất sản xuất của nhiều hộ dân ở hai bên bờ khá sâu, có nơi dòng sông xâm thực vào đến cả trăm mét, xoáy sâu xuống lòng sông cả chục mét.
Gia đình anh Hồ Văn Khôi, ở thôn 2 xã Cư Kty và anh Đặng Đình Nam, ở xã Khuê Ngọc Điền, cách đây gần 3 năm, mỗi gia đình có 1 ha ruộng ven sông Krông Ana trồng hoa màu nhưng nay, gần như toàn bộ diện tích đã bị cuốn trôi theo dòng nước.
Lãnh đạo xã Cư Kty cho biết, chỉ riêng từ năm 2005 đến nay, xã đã mất từ 80 đến 120 ha ruộng rẫy gần triền sông do tình trạng khai thác cát bừa bãi gây nên. Nghiêm trọng hơn, các doanh nghiệp, hộ gia đình còn tổ chức khai thác cát sát chân cầu đe dọa đến sự an toàn của cầu Yang Sơn nằm trên quốc lộ 27, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk-Lâm Đồng và cầu chữ V nối liền giữa hai xã Cư Kty-Khuê Ngọc Điền.
Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk cần sớm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác cát bừa bãi trên dòng sông Krông Ana, góp phần thực hiện tốt Luật Khoáng sản trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN)