Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chính trị nổi tiếng và là nhà quân sự hàng đầu trong lịch sử đương đại Việt Nam. Ông được thế giới biết đến và tôn vinh là một trong những nhà quân sự xuất sắc, tiêu biểu của Thế kỷ XX.
“Tuy nhiên có một khía cạnh khác về ông khiến giới sử học Việt Nam luôn coi trọng Đại tướng như một nhà sử học bậc thầy đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng,” đó là tâm sự của Nhà sử học Dương Trung Quốc khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Thưa ông, lý do gì mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại nhất trí tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Đối với chúng tôi, những người làm công tác sử học luôn đánh giá Đại tướng là một nhà sử học bậc thầy.
Không chỉ vì ông xuất thân là một giáo viên dạy sử tại trường Thăng Long hay trong luận án cử nhân luật ông cũng đề cập đến vấn đề của lịch sử, mà ông vừa là người làm nên lịch sử là người viết sử.
Hiểu theo nghĩa bóng, ông đã sát cánh với những người cùng thời đại của mình, với tổ chức chính trị của mình và cùng với quân đội của mình tạo nên dấu ấn rất đậm nét trong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như có đóng góp to lớn vào lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cũng như lý luận về “chiến tranh nhân dân”, “chiến tranh du kích” như nnhận định của giới sử học và chính trị thế giới.
Nhưng ở một khía cạnh khác, ông cũng đồng thời là nhà viết sử theo đúng nghĩa đen của chữ. Bởi với tư cách là một nhà chiến lược quân sự, là “một người trong cuộc”, Võ Nguyên Giáp đã có rất nhiều công trình mang tính chất tổng kết lịch sử, những tác phẩm sử học thực thụ.
Tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại hình: Tổng kết lý luận quân sự, Hồi ức lịch sử và về Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó chính là lý do để chúng tôn vinh ông là vị Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II năm 1988, mốc mở đầu cho thời kỳ mở rộng tổ chức và hoạt động của Hội trên phạm vi cả nước. Cũng xin nói thêm là cùng với Đại tướng còn có Giáo sư Trần Văn Giàu cùng làm Chủ tịch Danh dự của Hội.
- Là một nhà sử học có nhiều cơ duyên được tiếp xúc và làm việc cùng Đại tướng, những kỷ niệm nào sâu đậm nhất trong ông?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Lần đầu tiên tôi gặp Đại tướng với tư cách là Phó viện trưởng Viện Sử học được Uỷ ban Khoa học Xã hội phân công đến giúp việc cho ông, lúc đó là Phó Thủ tướng phụ trách khối văn hóa-xã hội chuẩn bị cho chuyến đi công tác Ấn Độ.
Mặc dù khoảng cách giữa Đại tướng và tôi rất xa, nhưng lúc làm việc ông tỏ ra rất gần gũi, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tôi, khích lệ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong chuyến đi Ấn Độ Đại tướng có một bài phát biểu rất hay về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đọc chẳng thấy một chút gì đóng góp của mình nhưng khi gặp tôi, ông vẫn khen tôi là “được việc”.
Để từ khi ông nhận làm Hội trưởng Danh dự, tôi có nhiều cơ hội gặp Đại tướng. Ông là người rất có trách nhiệm, đã nhận làm Hội trưởng Danh dự, ông rất quan tâm đến việc của Hội, sẵn sàng tham gia nhhiều hoạt động của Hội và tư vấn cho Hội làm rất nhiều việc có ích...
Kỷ niệm với tôi là 2 lần Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namarra sang Việt Nam (1995 và 1997) là thời điểm quan hệ 2 nước mới khai thông, việc tiếp xúc còn rất hạn chế, mặc dù tôi không nằm trong diện được mời tham dự, nhưng Văn phòng của Đại tướng vẫn tạo điều kiện cho tôi có mặt. Nhờ vậy mà tôi đã góp phần đưa tin được nội dung cuộc gặp mặt tới giới báo chí một cách sớm nhất (có thể là duy nhất !?).
Cũng như vậy khi Đại tướng có cuộc đón con trai của cố Tổng thống Mỹ Kenedy đến thăm (ngày 23/8/1998 trước ngày sinh nhật ông 88 tuổi), cho dù đây chỉ là cuộc tiếp xúc mang tính chất gia đình, thành phần tham dự chỉ có Đại tướng, phu nhân và hai người con, song tôi cũng được ông gọi đến, trao đổi trước khi đón tiếp và sau đó được chứng kiến cuộc gặp gỡ. Phải chăng từ quan hệ công việc và cảm tình của người thày, ông muốn dành cho tôi một cái may mắn của người chứng kiến...
Đối với tờ Tạp chí “Xưa&Nay” mà tôi làm Tổng biên tập, ông cũng cho phép đăng một số bài ông phát biểu tại các cuộc hội thảo về lịch sử hay kỷ niệm các danh nhân, danh tướng.
Tập hồi ức viết về Tổng hành dinh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông cũng cho phép chúng tôi được đăng một số đoạn quan trọng trước khi chính thức xuất bản... Ông làm việc rất chi tiết, tôi còn nhớ khi tìm ảnh minh họa cho bài viết của ông tôi sử dụng 2 tấm ảnh, ông cùng với Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đứng bên cây đào đang ra hoa trao đổi trước khi vị Tổng tham mưu trưởng vào chiến trường và ảnh ông cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng ngồi trên sàn nhà nghiên cứu bản đồ tác chiến. Ông muốn qua những tấm hình ấy nói lên được nhiều điều muốn nói... Đó là những kỷ niệm sâu sắc rong cuộc đời nghề nghiệp của tôi.
- Với tư cách là nhà sử học, theo ông cần phải gìn giữ và ghi lại những dấu ấn của các nhân vật lịch sử đương đại như thế nào?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Lịch sử luôn gắn với tên tuổi. Thời gian sẽ là sự lựa chọn khách quan và công bằng nhất.
Lịch sử đương đại gắn với những biến cố vô cùng to lớn thì sự đánh giá các nhân vật cũng như sự đóng góp của họ vào lịch sử đôi khi trở nên không đơn giản và đôi khi tế nhị đến nỗi có sự e ngại khi phải làm công việc tôn vinh một ai đó. Vì thế có tình trạng mà tôi gọi là “lịch sử vô nhân xưng” thường được giải thích bằng một sự khiêm tốn không thành thật, là tập thể quan trọng hơn, tránh sùng bái cá nhân. Chính vì thế nó làm cho lịch sử nghèo nàn và ít sức sống, thiếu hấp dẫn.
Ở nước ta ngoài Bác Hồ, hầu như rất ít những bảo tàng hay lưu niệm hình ảnh cá nhân (chính khách, tướng lĩnh, nghệ sĩ và những nhân vật có tài và công). Đó là một thiệt thòi cho thế hệ sau.
- Xin cảm ơn ông đã tham gia phỏng vấn!
“Tuy nhiên có một khía cạnh khác về ông khiến giới sử học Việt Nam luôn coi trọng Đại tướng như một nhà sử học bậc thầy đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng,” đó là tâm sự của Nhà sử học Dương Trung Quốc khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Thưa ông, lý do gì mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lại nhất trí tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Đối với chúng tôi, những người làm công tác sử học luôn đánh giá Đại tướng là một nhà sử học bậc thầy.
Không chỉ vì ông xuất thân là một giáo viên dạy sử tại trường Thăng Long hay trong luận án cử nhân luật ông cũng đề cập đến vấn đề của lịch sử, mà ông vừa là người làm nên lịch sử là người viết sử.
Hiểu theo nghĩa bóng, ông đã sát cánh với những người cùng thời đại của mình, với tổ chức chính trị của mình và cùng với quân đội của mình tạo nên dấu ấn rất đậm nét trong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như có đóng góp to lớn vào lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cũng như lý luận về “chiến tranh nhân dân”, “chiến tranh du kích” như nnhận định của giới sử học và chính trị thế giới.
Nhưng ở một khía cạnh khác, ông cũng đồng thời là nhà viết sử theo đúng nghĩa đen của chữ. Bởi với tư cách là một nhà chiến lược quân sự, là “một người trong cuộc”, Võ Nguyên Giáp đã có rất nhiều công trình mang tính chất tổng kết lịch sử, những tác phẩm sử học thực thụ.
Tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại hình: Tổng kết lý luận quân sự, Hồi ức lịch sử và về Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó chính là lý do để chúng tôn vinh ông là vị Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II năm 1988, mốc mở đầu cho thời kỳ mở rộng tổ chức và hoạt động của Hội trên phạm vi cả nước. Cũng xin nói thêm là cùng với Đại tướng còn có Giáo sư Trần Văn Giàu cùng làm Chủ tịch Danh dự của Hội.
- Là một nhà sử học có nhiều cơ duyên được tiếp xúc và làm việc cùng Đại tướng, những kỷ niệm nào sâu đậm nhất trong ông?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Lần đầu tiên tôi gặp Đại tướng với tư cách là Phó viện trưởng Viện Sử học được Uỷ ban Khoa học Xã hội phân công đến giúp việc cho ông, lúc đó là Phó Thủ tướng phụ trách khối văn hóa-xã hội chuẩn bị cho chuyến đi công tác Ấn Độ.
Mặc dù khoảng cách giữa Đại tướng và tôi rất xa, nhưng lúc làm việc ông tỏ ra rất gần gũi, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tôi, khích lệ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong chuyến đi Ấn Độ Đại tướng có một bài phát biểu rất hay về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đọc chẳng thấy một chút gì đóng góp của mình nhưng khi gặp tôi, ông vẫn khen tôi là “được việc”.
Để từ khi ông nhận làm Hội trưởng Danh dự, tôi có nhiều cơ hội gặp Đại tướng. Ông là người rất có trách nhiệm, đã nhận làm Hội trưởng Danh dự, ông rất quan tâm đến việc của Hội, sẵn sàng tham gia nhhiều hoạt động của Hội và tư vấn cho Hội làm rất nhiều việc có ích...
Kỷ niệm với tôi là 2 lần Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namarra sang Việt Nam (1995 và 1997) là thời điểm quan hệ 2 nước mới khai thông, việc tiếp xúc còn rất hạn chế, mặc dù tôi không nằm trong diện được mời tham dự, nhưng Văn phòng của Đại tướng vẫn tạo điều kiện cho tôi có mặt. Nhờ vậy mà tôi đã góp phần đưa tin được nội dung cuộc gặp mặt tới giới báo chí một cách sớm nhất (có thể là duy nhất !?).
Cũng như vậy khi Đại tướng có cuộc đón con trai của cố Tổng thống Mỹ Kenedy đến thăm (ngày 23/8/1998 trước ngày sinh nhật ông 88 tuổi), cho dù đây chỉ là cuộc tiếp xúc mang tính chất gia đình, thành phần tham dự chỉ có Đại tướng, phu nhân và hai người con, song tôi cũng được ông gọi đến, trao đổi trước khi đón tiếp và sau đó được chứng kiến cuộc gặp gỡ. Phải chăng từ quan hệ công việc và cảm tình của người thày, ông muốn dành cho tôi một cái may mắn của người chứng kiến...
Đối với tờ Tạp chí “Xưa&Nay” mà tôi làm Tổng biên tập, ông cũng cho phép đăng một số bài ông phát biểu tại các cuộc hội thảo về lịch sử hay kỷ niệm các danh nhân, danh tướng.
Tập hồi ức viết về Tổng hành dinh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông cũng cho phép chúng tôi được đăng một số đoạn quan trọng trước khi chính thức xuất bản... Ông làm việc rất chi tiết, tôi còn nhớ khi tìm ảnh minh họa cho bài viết của ông tôi sử dụng 2 tấm ảnh, ông cùng với Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đứng bên cây đào đang ra hoa trao đổi trước khi vị Tổng tham mưu trưởng vào chiến trường và ảnh ông cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng ngồi trên sàn nhà nghiên cứu bản đồ tác chiến. Ông muốn qua những tấm hình ấy nói lên được nhiều điều muốn nói... Đó là những kỷ niệm sâu sắc rong cuộc đời nghề nghiệp của tôi.
- Với tư cách là nhà sử học, theo ông cần phải gìn giữ và ghi lại những dấu ấn của các nhân vật lịch sử đương đại như thế nào?
Nhà sử học, Dương Trung Quốc: Lịch sử luôn gắn với tên tuổi. Thời gian sẽ là sự lựa chọn khách quan và công bằng nhất.
Lịch sử đương đại gắn với những biến cố vô cùng to lớn thì sự đánh giá các nhân vật cũng như sự đóng góp của họ vào lịch sử đôi khi trở nên không đơn giản và đôi khi tế nhị đến nỗi có sự e ngại khi phải làm công việc tôn vinh một ai đó. Vì thế có tình trạng mà tôi gọi là “lịch sử vô nhân xưng” thường được giải thích bằng một sự khiêm tốn không thành thật, là tập thể quan trọng hơn, tránh sùng bái cá nhân. Chính vì thế nó làm cho lịch sử nghèo nàn và ít sức sống, thiếu hấp dẫn.
Ở nước ta ngoài Bác Hồ, hầu như rất ít những bảo tàng hay lưu niệm hình ảnh cá nhân (chính khách, tướng lĩnh, nghệ sĩ và những nhân vật có tài và công). Đó là một thiệt thòi cho thế hệ sau.
- Xin cảm ơn ông đã tham gia phỏng vấn!
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)